Home » Bí quyết làm đẹp » Cẩm nang chi tiết về bệnh vảy nến da mặt cùng cách chữa trị hiệu quả

Cẩm nang chi tiết về bệnh vảy nến da mặt cùng cách chữa trị hiệu quả

Bệnh vảy nến da mặt khiến người bị cảm thấy đau và ngứa vô cùng khó chịu. Không những vậy vảy nến làm mất đi giá trị thẩm mỹ trên khuôn mặt bạn nhìn “kém xinh. Vậy bệnh vảy nến mặt là do đâu và có những thuốc chữa trị tận gốc nào? Nếu bạn muốn biết, hãy cập nhật thông tin Shynh House chia sẻ sau đây nhé!

Bệnh vảy nến da mặt là gì? 

Vảy nến da mặt một dạng vảy nến thường gặp, bệnh tuy nhẹ nhưng để nhiều ảnh hưởng khó lường. Bệnh do cơ thể bị rối loạn hệ miễn dịch, khiến tế bào da phát triển không kiểm soát.  

Bệnh vẩy nến trên da mặt không giống với các bộ phận khác trên cơ thể. Bởi vùng da mặt thường mỏng và nhạy cảm hơn nên phương pháp điều trị khó hơn cần nhẹ nhàng. Thông thường bệnh vảy nến trên mặt thường xuất hiện ở lông mày, chân tóc, trán, mũi và môi,… Và có xu hướng lan ra các vùng da lân cận khác trên cơ thể. Đặc biệt, theo thống kê hơn một nửa người bị vảy nến á sừng sẽ xuất hiện vảy nến mặt. 

Bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến trên khuôn mặt

Một số loại vảy nến khác

Bệnh vảy nến có sự lây lan từ chính vì vậy mà ngoài vảy nến xuất hiện trên da mặt. Vảy nến còn xuất hiện tại nhiều vị trí khác trên cơ thể và đó là những loại phổ biến như:

  •  Vảy nến mảng: với các mảng da đỏ xuất hiện ở khuỷu tay, lưng và đầu gối.
  •  Vẩy nến thể mủ: là dạng mụn mủ mọc ở các vùng da tay, chân. 
  • Vảy nến thể giọt: Loại này trẻ em hay mắc phải sau khi viêm họng, nhiễm streptococci. Trên cơ thể có những nốt tổn thương hình giọt.
  • Vảy nến da đầu: xuất hiện những mảng vảy nến trắng trên đầu, ăn vào chân tóc. 
  • Vảy nến móng tay, chân: với biểu hiện móng dày có những lỗ nhỏ trên bề mặt.
  •  Vảy nến ở mông, vảy nến ở háng: hay là vảy nến nếp gấp mọc ở vùng mông, háng, nách. Thường gặp ở những người béo phì. 
  • Viêm khớp vảy nến: Sưng ở các khớp ngón tay, chân hay xương sống và đầu gối,… 
  • Vảy nến toàn thân: Dạng này khiến da người bệnh hư bị cháy nắng. Vùng vảy nến thường bong tróc mảng da lớn, làm người bị đau, sốt nguy hiểm đến tính mạng. 
Vảy nến toàn thân
Vảy nến toàn thân khiến người bị khó chịu

Nên đọc: Nâng cơ Ultherapy – Tái sinh làn da xuân thì

Các dấu hiệu nhận bệnh biết vảy nến

Bệnh vảy nến có những triệu chứng dễ dàng nhận biết quan sát bằng mắt thường như: 

  • Da khô, nứt nẻ, bong tróc và xuất hiện lớp sừng dày, vảy trắng.
  • Trên da có mảng da tổn thương màu đỏ, khoảng 2 – 3cm.
  • Người bệnh cảm thấy ngứa từ nhẹ đến dữ dội, vùng da tổn thương đau. 

Bên cạnh đó vảy nến sẽ có những triệu chứng khác nhau ở từng vị trí như:

  • Tại mí máy có vảy sừng che mi, vành mắt đỏ và cứng bất thường. Mắt khô, viêm, mỏi dễ kích thích khiến suy giảm thị lực. 
  • Tại vùng tai vảy sừng xuất hiện ống tai ngoài, gây suy giảm thích lực.
  • Quanh miệng vảy sừng màu trắng, xám như da cá mọc ở má, mũi, trên môi hay lưỡi.
Mí mắt sưng
Mí mắt sưng, da khô tróc vảy

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến da mặt có rất nhiều nguyên nhân khiến người bệnh mắc phải. Và để chữa trị dứt điểm bạn cùng Shynh House tìm hiểu từng lý do gây bệnh vảy nến nhé!  

Hệ thống miễn dịch bị rối loạn

Bệnh vảy nến là do một tế bào bạch cầu mang tên tế bào lympho đã tấn công vào da. Dẫn đến quá trình sản sinh tế bào da quá nhiều, lớp da mới phát triển mất kiểm soát. Và đẩy lên trên bề mặt da chồng chất lên các tế bào da khác. Bên cạnh đó còn khiến các vùng da đỏ phát triển mạnh mẽ hơn trên da hơn. 

Do gen di truyền 

Bên cạnh đó, ở một số người có thể được di truyền bệnh vảy nến toàn thân từ người thân. Nếu trong gia đình có tiền sử mắc bệnh da vảy nến, nguy cơ mắc bệnh này khá cao. Tỷ lệ các thành viên có thể mắc rơi vào khoảng 12.7 – 29.8%. Ngoài ra, bệnh vẩy nến ở nhiễm sắc thể 6 liên quan tới DR7, B17, BW57 và cả  CW6, HLA. Những người có gen này thường sẽ sớm xuất hiện bệnh vảy nến thể giọt.

Bệnh vảy nến di truyền
Bệnh vảy nến do di truyền

Xem thêm: HERPES LÀ BỆNH GÌ?

Bệnh vảy nến do các yếu tố khác gây nên khác 

Các chất kích thích hay cơ thể mệt mỏi cùng các tác nhân bên ngoài môi trường,…  Cũng có thể gây mắc bệnh vảy nến cụ thể như sau.

  • Rượu có nồng độ cồn rất mạnh khiến vảy nến bùng phát nếu bạn uống quá mức.
  • Một số loại thuốc gây kích thích vảy nến phát triển như thuốc chống sốt rét, thuốc huyết áp,… 
  • Stress cũng là nguyên nhân khiến bệnh vảy nến phát và  biến chứng xấu đi.
  • Cơ thể bị nhiễm khuẩn mắc các bệnh hô hấp khiến vảy nến da.
  • Nội tiết tố nữ thay đổi sụt làm da bị vảy nến.
  • Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất khả năng bị vảy nến cao.
  • Béo phì cũng là nguyên nhân tạo cho vảy nến phát triển.
vẩy nến
Bệnh vẩy nến cũng có thể do bạn quá căng thẳng

Mách bạn cách phòng tránh bệnh vảy nến 

Sau khi đã biết bệnh vảy nến là gì, các triệu chứng nhận biết, nguyên nhân bị bệnh vảy nến. Bạn có thể tự mình phòng tránh để cơ thể khỏe mạnh nhất. Vậy đó là những các biện pháp ngăn ngừa nào, bạn hãy tham khảo Shynh House chia sẻ nhé!

  • Khi dùng thuốc nên tuân theo đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Chớ nên lạm dụng thuốc và dùng thuốc theo ý mình.
  • Tránh tiếp xúc với ánh nắng nhất là vào buổi trưa, chỉ nên phơi nắng vào buổi sáng một lúc. 
  •  Vệ sinh, chăm sóc da thật sạch sẽ với các sản phẩm lành tính cho da mềm mại, không khô. 
  • Nhớ khám da liễu định kỳ để bảo vệ da tốt nhất.
  • Nếu da bị nhiễm khuẩn cùng các triệu chứng bất thường nên đi khám để tránh biến chứng xấu.
  • Để tránh bệnh vảy nến không nên uống rượu bia, hút thuốc lá.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, ổn định tránh để cơ thể trầm cảm.
  • Ăn ít đồ chứa dầu mỡ, chất béo để không béo phì khiến vảy nến “ghé thăm”.
  • Bổ sung acid folic và omega-3 trong các thực phẩm vào thực đơn ăn mỗi ngày. 
chăm sóc da sạch sẽ
Hãy chăm sóc thật sạch sẽ và dưỡng ẩm cho da khỏi bị vảy nến da mặt

Bị vảy nến nên bôi thuốc gì?

Làn da mặt thường rất mỏng và nhạy cảm nên bạn cần thật cẩn thận khi điều trị. Để tránh tối đa ảnh hưởng đến giá trị thẩm mỹ của người bị. Hiện nay chưa có thuốc điều trị vảy nến da mặt triệt để. Tuy nhiên bạn có thể sử dụng thuốc trị bệnh vảy nến với các loại thuốc như. 

Corticosteroid mức thấp trị vảy nến

Đây là loại thuốc dạng kem trị vẩy nến hay thuốc xịt làm giảm đỏ sưng da bị vảy nến. Đối với thuốc này bác sĩ sẽ kê đơn cho người bệnh dùng trong một vài tuần. Tùy thuộc theo mức độ bệnh vảy nến nặng nhẹ khác nhau, nhưng nếu dùng lâu sẽ gây một số tác dụng phụ. Như làm da bị mỏng, sáng bóng hay bầm tím, rạn da,…

trị vảy nấm
Sử dụng thuốc Tây để trị vảy nấm

Dùng vitamin D tổng hợp chữa vảy nến da mặt

Thuốc bôi vảy nến da đầu có dạng thuốc mỡ hoặc kem làm chậm quá trình da phát triển. Calcitriol (Rocaltrol, Vertical) một loại vitamin D tổng hợp mới cho bệnh vảy nến. Đặc biệt làn da nhạy cảm như da mặt sử dụng cực kỳ lành tính và an toàn.  

Sử dụng Retinoids cho da vảy nến

Một loại thuốc đặc trị vảy nến giúp loại bỏ vảy và có thể giảm viêm làm dịu da. Bởi trong thuốc có chứa gel tazarotene (Tazorac), nhưng dùng lâu gây kích ứng da. 

Thuốc Pimecrolimus và tacrolimus 

Hai loại thuốc này được FDA phê chuẩn dùng điều trị bệnh chàm, viêm da tróc vảy rất hiệu quả. Đặc biệt các bác sĩ da liễu khuyên nên dùng 2 loại thuốc này để trị vảy nến da mặt. Nhưng chỉ nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ để an toàn nhất. 

trị vảy nến tốt
Hai loại thuốc Pimecrolimus và tacrolimus trị vảy nến tốt

Thuốc mỡ Crisaborole dành cho da vảy nến

Thuốc đặc trị vảy nến được nhiều người tin dùng đó chính là thuốc mỡ Crisaborole. Có thể giảm viêm ngăn chặn biến chứng xấu hơn của bệnh vảy nến. Tuy nhiên loại này gây cháy da hay dùng có cảm giác châm chích tạm thời. 

Dùng nhựa than đá chữa vảy nến

Đây là phương pháp trị vảy nến có trong dầu gội, kem dưỡng da. Với nguồn gốc từ than đá tự nhiên giúp da tốt hơn và giảm ngứa, đóng vảy và khô. Bởi vậy mà nhựa than đem đến hiệu quả tốt để điều trị vảy nến bàn tay, da đầu, móng tay,…

Các bài thuốc Đông Y trị vảy nến da mặt 

Bên cạnh những thuốc Tây trị bệnh nến trong Đông Y có những bài thuốc trị vảy nến da mặt rất hiệu quả. Bạn hãy cùng cập nhật ngay dưới đây cung Shynh House nhé!

Thanh bì Dưỡng can thang

Bài thuốc nam trị vảy nến da đầu Thanh bì Dưỡng can thang. Được bào chế từ hơn 30 loại thảo dược liệu quý của thiên nhiên mang đến hiệu quả tối ưu. Trong thanh bì Dưỡng can thang bao gồm có 3 bài thuốc chính. 

  • Bài thuốc ngâm rửa với các thảo dược chính gồm có ích nhĩ tử, mò trắng và trầu không… Cho tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và làm mềm da,… 
  • Bài thuốc trị viêm da vảy nến bôi gồm bí đao, mật ong thiên mã hồ,… Giúp tiêu viêm, loại bỏ vảy tróc, tái tạo da,…
  • Bài thuốc uống thảo dược gồm có bồ công ang, kim ngân, đơn đỏ,… Cho tác dụng thanh nhiệt, mát gan, tăng cường đề kháng chống bệnh vảy nến tái phát. 
Bài thuốc nam trị vảy nến
Bài thuốc nam trị vảy nến không tái phát

Cách chữa bệnh vảy nến bằng nguyên liệu tự nhiên 

Một trong những giải pháp được nhiều người bệnh tin dùng đó là các nguyên liệu tự nhiên. Bởi các nguyên liệu này có tính lành, an toàn cho người bệnh lại cho hiệu quả cao. Thích hợp với những trường hợp bị vảy nến nhẹ và cần thời gian kiên trì trị bệnh. Để biết đó là những nguyên liệu trị bệnh vảy nến da mặt nào, hãy theo dõi phần tiếp nhé!

Dùng lá khế để chữa vảy nến da đầu

Lá khế được xem như loại thuốc dùng để trị các bệnh da liễu như vảy nến, mề đay,… Có tính chua, chát cùng các loại vitamin A, B, C giúp tiêu viêm, giảm ngứa. Cũng như giảm mẩn đỏ ở vùng da tổn thương do vảy nến. 

  • Bạn có thể trị vảy nến da đầu với lá khế rửa sạch đun với nước.
  • Đun khi sôi cho nhỏ lửa và tiếp tục đun trong khoảng 10 phút. 
  • Tắt bếp để cho nước khế nguội dùng để ngâm đầu, massage da đầu cho hiệu quả nhất.  

Dùng cây lược vàng cải thiện da vảy nến 

Với tính mát, vị chua lược vàng như “thần dược” được dùng trong bài thuốc trị vảy nến da mặt. Bởi khả năng chống viêm, giải độc rất tốt, cùng với vitamin B2, vitamin PP và Flavonoid,…  Giúp giảm ngứa, chống viêm nhiễm khuẩn cho da.  

  • Cần chuẩn bị 3 – 5 lá lược vàng màu xanh đậm hãy hái vào sáng sớm.
  • Rửa sạch và cắt lá miếng nhỏ, giã với tầm ¼ thìa cafe muối.
  • Sau đó lấy bã lược vàng đắp lên vùng da đầu khoảng 20 phút hãy rửa sạch với nước. 
  • Thực hiện đều đặn các triệu chứng vảy nến da đầu sẽ được cải thiện. 
Cây lược vàng
Cây lược vàng vị thuốc quý chữa vảy nến

Dùng lá trầu không trị vảy nến 

Lá trầu chứa vô vàn vitamin và khoáng chất, carotene,… giúp điều trị bệnh vảy nến toàn thân hữu ích. Cùng với đó trong trầu không có tính ấm và vị cay nên được áp dụng về các bệnh da liễu khác.

Để thực hiện cách này bạn chuẩn bị 5 lá trầu không, một ít rau răm.

Cho tất cả nguyên liệu đun sôi tầm 10 phút sau thêm ít muối sạch, khuấy tan. 

Giấm táo rất hữu ích với bệnh vẩy nến 

Được xem là một chính sát khuẩn tự nhiên và lành tính với thành phần chứa chất oxy hóa. Chống oxy hóa và kháng viêm cho làn da phục hồi chắc khỏe.

  • Với cách sử dụng giấm táo đơn giản, để làm, bạn cần có 2 thìa cafe giấm táo, nước lọc. 
  • Bông gòn thấm vào dung dịch rồi chấm vào vùng da tổn thương do vảy nến. 
  • Thư giãn tầm 20 phút rồi rửa sạch với nước, để có kết quả tốt hãy thực hiện 2 lần/tuần. 
  • Đợi dung dịch khô trong khoảng 20 phút sau đó rửa sạch lại với nước, nên làm 2 lần/tuần.  
Giấm táo
Giấm táo có tác dụng hữu ích với vảy nến

Nguyên liệu nha đam chữa bệnh vảy nến 

Nha đam một trong những nguyên liệu được dùng để điều trị vảy nến da mặt cực kỳ tốt. Bởi các thành phần như cellulose, glucose và xylose hay mannose, arabinose giúp khuẩn khuẩn, trị viêm da tối ưu. Hơn nữa chứa nhiều vitamin B, E các chất chống oxy hóa giúp tạo làn da mới đẹp hơn. 

  • Chuẩn bị nhánh nha đam rửa sạch lấy phần gel thoa trực tiếp vào vùng da vảy nến. 
  • Đợi lớp gel khô và rửa sạch với nước sạch. 
  • Bạn cũng có thể uống nước ép hay chè nha đam để có tác dụng tốt. 

Nguyên liệu gừng tốt cho da vảy nến

Gừng một nguyên liệu được sử dụng nhiều để trị các tình trạng viêm nhiễm. Với tính nóng, vị cay giúp lưu thông khí huyết tốt cùng các thành phần có khả năng diệt nấm. Như axit pantothenic, capsaicin và beta-carotene, chất chống oxy hóa ngừa vi khuẩn hữu nghiệm.

  • Bạn hãy chuẩn bị 2 – 3 củ gừng tươi, rửa sạch đun với nước tầm 2 – 3 phút.
  • Tắt bếp để nguội và thêm mật với chanh khuấy đều để uống.
  • Bạn cũng có thể dùng trà gừng để thuận tiện hơn nếu bận rộn. 
Gừng tươi trị nấm
Gừng tươi trị nấm, vảy nến

Dùng dầu dừa trị vảy nến 

Dừa dầu không chỉ có tác dụng làm đẹp da và tóc, bởi công dụng làm mềm da dưỡng ẩm. Đồng thời dầu dừa được dùng như vị thuốc chữa vảy nến da mặt cho kết quả tuyệt vời. Nhờ các thành phần axit lauric và  monolaurin có khả năng diệt khuẩn, trị vảy nến chống viêm tốt. 

Bạn có thể dùng dùng dừa với 2 cách dưới đây để triệt vẩy nến.

  • Cách thứ nhất: dùng dầu dừa bôi vào da vảy nến kết hợp massage nhẹ nhàng, để sáng hôm sau. 
  • Cách thứ 2: Lấy dầu dừa trộn với tinh dầu bạc hà, tinh dầu tràm bôi lên vùng da vảy nến. Tương tự như cách 1 để qua đêm hôm sau rửa sạch. 

Các loại tinh dầu điều trị vảy nến 

Tinh dầu tràm, bạc hà hay bưởi có tính sát khuẩn cao, giúp trị vảy nến da mặt tuyệt vời. Bạn có thể dùng tinh dầu thoa lên vùng da vảy nến hay trộn với dầu dừa để qua đêm. Rửa mặt sạch với nước vào sáng hôm sau để có kết quả cao. 

Bồ kết giúp trị vảy nến da đầu tối ưu 

Bồ kết một trong thảo dược được người xưa rất ưa chuộng dùng gội đầu trị gàu, tóc mượt. Không những vậy, trong quả bồ kết có chứa các chất ức chế vi khuẩn. Giúp loại bỏ nấm cải thiện tình trạng vảy nến da đầu hữu nghiệm.

  • Bạn nướng 4 đến 5 quả bồ kết cho đến khi vỏ xém và có mùi thơm.
  • Thả bồ kết vào nồi nước đun sôi 15 tới 15 phút.
  • Đợi nguội dùng để gội đầu giúp trị vảy nến, sạch gàu cho bạn mái tóc đen óng. 
chữa vảy nến da đầu
Quả bồ kết giúp chữa vảy nến da đầu

Tham khảo: Peel da là gì? Tìm hiểu về công nghệ peel da hasaki trẻ hóa da căng mượt 

Một số mẹo trị vảy nến da mặt bạn cần lưu ý

Khi dùng thuốc để điều trị bệnh vảy nến bạn cần chú ý một số những mẹo cơ bản như.

  • Dùng số lượng thuốc nhỏ để thoa vào vùng quanh mắt, bởi bôi nhiều khiến vùng da bị kích ứng. 
  • Làm theo hướng dẫn của bác sĩ khi dùng thuốc để giúp trị vảy nến không gây tác dụng phụ. 
  • Nên hỏi bác sĩ trước nếu bạn nếu dùng mỹ phẩm trang điểm che đi bệnh vảy nến da mặt
trang điểm che vảy nến
Nên hỏi bác sĩ nếu muốn trang điểm che vảy nến

Qua những thông tin về bệnh vảy nến da mặt chúng tôi tổng hợp chia sẻ trên. Hy vọng rằng bạn sẽ có thêm kiến thức hữu ích để phòng tránh và chữa vảy nến hiệu quả. Bệnh vảy nến rất dễ tái phát theo từng giai đoạn ở người bệnh. Chính vì vậy, bạn nhớ tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ da liễu. Cũng như xây dựng cho mình lối sống lành mạnh, ăn uống phù hợp. Và đừng quên Shynh House luôn đồng hành cùng bạn, nếu có thắc mắc gì về bệnh vảy nến. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn với giải pháp tốt nhất cho da của bạn nhé! 

Từ Khóa

phone - Shynh Premium
1900989800
phone - Shynh Premium
Chat Ngay
thông tin đặt lịch

Cám ơn bạn đã đặt lịch,
Shynh House sẽ liên hệ hỗ trợ bạn ngay!

đăng ký nhận tư vấn miễn phí

Cám ơn bạn đã đặt lịch,
Shynh House sẽ liên hệ hỗ trợ bạn ngay!

MOBILE APP QR CODE
phiên bản android phiên bản android
phiên bản ios phiên bản ios
Thông Báo

Cám ơn bạn đăng ký,
Shynh House sẽ liên hệ hỗ trợ bạn ngay!

Thông Báo

Đã xảy ra sự cố
vui lòng thử lại!

Shynhhouse Trở Lại

Cám ơn bạn đã đăng ký nhận ưu đãi,
Shynh House sẽ liên hệ hỗ trợ bạn ngay!