Home » Bí quyết làm đẹp » 3 cấu trúc da và những chức năng đặc biệt của da

3 cấu trúc da và những chức năng đặc biệt của da

Da là bộ phận trên cơ thể ai cũng biết. Thế nhưng để nắm rõ từng lớp cấu trúc của da thì không phải ai cũng nắm được. Để chăm sóc da đúng cách, khoa học, việc tìm hiểu về da là vô cùng cần thiết. Chính vì vậy bài viết này của Shynh House sẽ giúp bạn nắm được cấu trúc da cũng như những chức năng mà da thực hiện

Da là gì?

Da là gì? Cấu trúc da và chức năng của nó.

Trước khi đi tìm hiểu chi tiết về cấu tạo về da, sự tái tạo của da thì bạn cần nắm được khái niệm da là gì? Da là một cơ quan không thể thiếu của cơ thể. Nó bao bọc toàn bộ lớp bên ngoài của cơ thể mỗi người.

Có thể xem đây là cơ quan lớn nhất cơ thể. Bởi nó chiếm tới 15% trọng lượng của cơ thể.

Xét cụ thể về da thì trọng lượng 70% của nó là nước và chỉ có 25% là protein cùng lipit 2%. Tùy vào cơ thể mỗi người mà các thành phần này có sự chênh lệch đáng kể.

Da cũng được xem là đường biên giới các cơ quan tiếp giáp với môi trường xung quanh. Bởi vậy nó có rất nhiều chức năng, vai trò quan trọng khác nhau đối với cơ thể mỗi người.

Vai trò của da

Với những giới thiệu sơ lược về da như vậy thì cùng đã phần nào đoán được những chức năng chính của da. Vậy chức năng của da là gì?

Nhắc về da thì phải nhắc đến các chức năng chính sau đây:

1. Bảo vệ cơ thể

Trước các tác nhân bên ngoài có thể gây hại cho cơ thể thì da như một anh hùng bảo vệ cơ thể. Vô số những nguyên nhân như: cơ, nhiệt, vi khuẩn, bức xạ nhiệt, độ ẩm không khí, ô nhiễm không khí, các chấn thương vật lý… có thể làm hại đến cơ thể.

Chính vì thế mà sự có mặt của da chính là phần bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân này. Nó giúp cho cơ thể an toàn và khỏe mạnh hơn.

2. Điều hòa cơ nhiệt

Chức năng điều hòa cơ nhiệt của da

Một trong những vai trò của da mà ai cũng đó chính là duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định, bảo vệ khỏi sự nóng lạnh thất thường của môi trường. Nhờ sự thay đổi lưu lượng máu qua mạch da liên tục mà chức năng này của da được vận hành. 

Trong điều kiện môi trường xung quanh có nhiệt độ cao. Thì các mạch da giãn nở ra, da đỏ lên và hình thành mồ hôi. Mồ hôi được tiết ra đảm bảo cho cơ thể được giữ ẩm an toàn.

Trong điều kiện môi trường xung quanh có nhiệt độ thấp. Thì các mạch da sẽ co lại, cản trở nhiệt độ cơ thể thoát ra bên ngoài.

Sự bài tiết này sẽ giúp cơ thể được ổn định nhiệt độ. Da cũng vì thế mà mát lạnh, nóng bức liên hồi thay đổi theo nhiệt độ bên ngoài.

3. Cảm nhận kích ứng

Làn da được coi là một cơ quan quan trọng của cơ thể, là một trong những cơ quan cảm giác. Nó được biết đến là xúc giác bởi có thể cảm nhận được mọi kích ứng từ đau đớn đến thoải mái, dễ chịu.

Nếu chúng ta bị kiến đốt, bị nhéo đau, bị muỗi chích… mà nghe đau chính là nhờ vào xúc giác. Da bạn được massage cảm thấy dễ chịu cũng chính nhờ cơ quan xúc giác này…

Đặc biệt việc cảm nhận chính xác rất quan trọng đối với bệnh nhân. Vì nhiều người khi mất đi xúc giác cũng chính là lúc cơ thể đang có dấu hiệu bị tê liệt, giảm sút sức khỏe trầm trọng.

Bên cạnh 3 chức năng chính nêu trên thì da cũng có những tác dụng phụ quan trọng không kém. Tuy là tác dụng phụ nhưng những chức năng này của da góp phần vào cải thiện cuộc sống của bạn rất nhiều.

4. Chức năng sinh hóa

Nhắc đến một chức năng phụ vô cùng đặc biệt của da là chức năng sinh hóa. Nhiều người tắm nắng, hấp thụ ánh sáng mặt trời vào buổi sáng sớm cũng chính bởi từ chức năng này mà ra.

Bởi trong ánh sáng mặt trời có một chất được gọi là cholecalciferol, đây là một dạng vitamin D cần thiết cho cơ thể. Chất cholecalciferol này được tổng hợp từ một dẫn xuất của cholesterol steroid trong da. 

Mà khi da hấp thụ vitamin D này thì sẽ cần thiết cho sự hấp thụ bình thường của canxi, của photpho. Và từ đó giúp cho xương chắc khỏe, cơ thể khỏe mạnh.

5. Chức năng giám sát miễn dịch học

Nhắc đến cơ quan miễn dịch quan trọng của cơ thể thì không thể không nhắc đến da. Nó được cấu tạo từ các cấu trúc đặc biệt có khả năng phản ứng miễn dịch.

6. Chức năng xã hội

Da có chức năng xã hội, chức năng tính dục như thế nào?

Một chức năng phụ không kém phần quan trọng của da đó chính là chức năng xã hội. Tình trạng da cũng là một cách đánh giá vẻ bề ngoài của con người.

  • Đầu tiên kể đến là màu da và nạn phân biệt chủng tộc. Mỗi quốc gia, dân tộc có một màu da khác nhau. Dựa vào da mà người ta cũng phán đoán ra được bạn thuộc chủng tộc nào. Từ đó các vấn đề liên quan đến phân biệt chủng tộc cũng xảy ra.

Hay đơn giản nhiều người sẽ đánh giá một cô gái xinh đẹp qua nước da trắng trẻo, mịn màng của cô ấy. Nhất tóc nhì da cũng là câu nói nhiều người dùng để đánh giá vẻ đẹp của một người.

  • Thứ hai là tình trạng da mụn, da có sẹo, da nám, tàn nhang… cũng rất được quan tâm. Khi bạn sở hữu một làn da đẹp thì bạn đã có một điểm cộng về ngoại hình. Vì thế làn da không chỉ mang chức năng xã hội và còn có khả năng thu hút bạn tình.

7. Lưu giữ dưỡng chất, chống lại hóa chất

Trước khi các loại dưỡng chất, hóa chất ngấm vào cơ thể thì nó còn phải thông qua da. Chính vì vậy da như một hàng rào chắn lại những chất nguy hiểm xâm nhập vào cơ thể.

Thông qua da, nhiều y bác sĩ còn chẩn đoán được bệnh. Sự thay đổi sắc tố da chính là cơ sở để xác định rất nhiều loại bệnh. 

Cấu tạo của da như thế nào?

Cấu trúc của da như thế nào?

Bất kỳ làn da nào, cấu trúc da mụn, cấu trúc da nám hay là cấu trúc da collagen thì đều có 3 lớp, gồm: lớp biểu bì, lớp trung bì và lớp hạ bình. Để hiểu rõ từng lớp thì đặc điểm của cấu trúc da sẽ được chi tiết như sau:

1. Lớp biểu bì

Lớp biểu bì hay còn được biết đến là lớp thượng bì. Lớp da này ở phía trên, ngoài cùng, trực tiếp tiếp xúc với môi trường xung quanh nên được gọi là lớp thượng bì.

Các lớp thượng bì khác các lớp khác là không có mạch máu. Tuy nhiên nó lại được nuôi dưỡng bởi các mạch máu ở lớp trung bì. 

Về độ dày trung bình thì lớp thượng bì dày từ 0.5 – 1mm. Tuy nhiên tùy vào mỗi người mà cấu trúc da này sẽ khác nhau.

Trong lớp thượng bình lại được chia thành 5 lớp nhỏ, bao gồm:

  • Lớp sừng

Lớp này ở trên cùng, ngoài cùng. Đây chính là lớp có các tế bào dẹt hoàn toàn, nhân biến mất và có màng bào tương dày.

  • Lớp sáng

Lớp này đặc biệt ở chỗ là nó chỉ xuất hiện ở khu vực da bàn tay, da bàn chân. Trên lớp sáng là các hạt bao gồm những tế bào trong, thuần nhất và không có nhân.

  • Lớp hạt

Các tế bào của lớp hạt của có hình dẹt, xếp thành 3 – 4 hàng. Bề dày của lớp hạt thì phụ thuộc vào mức độ sừng hóa.

  • Lớp gai

Lớp gai kế bên lớp đáy. Đây là lớp có các tế bào nằm san sát nhau, nối đuôi nhau, có khả năng sinh sản gián phân. 

  • Lớp đáy

Lớp cuối cùng của trong lớp biểu bì là lớp đáy. Nó còn được gọi là tế bào sắc tố và tế bào sinh sản.

Các lớp thành phần của lớp biểu bì 

Chính vì vậy tình trạng sức khỏe sẽ được phản ánh chính xác thông qua sắc tố trên lớp này. Lớp đáy còn có tác dụng ngăn chặn các chất lạ xâm nhập vào da.

2. Lớp trung bì 

Nhắc đến cái tên trung bì thì ắt hẳn nhiều người cùng đoán được vị trí của lớp này. Chính là ở giữa trong cấu tạo da của mỗi người.

Đây là lớp da dày nhất, là lớp chứa nhiều collagen nhất và elastin cũng nhiều nhất ở đây. Do đó mà giúp cho làn da có độ đàn hồi, dẻo dai hơn.

Đồng thời, lớp trung bì này có chứa rất nhiều protein. Từ đó là lớp trung bì đảm nhận nhiệm vụ quan trọng trong việc hỗ trợ cấu trúc da và phục hồi da.

Lớp trung bì xét về cấu tạo có các tế bào xơ hình thoi xếp thành. Những tổ chức tế bào hình thoi này có thể biến thành đại thực bào. Vì thế mà nó có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể của mỗi người khỏi các tác nhân bên ngoài xâm nhập vào cơ thể.

Trên lớp trung bì có các tế bào tương, dây thần kinh, tuyến mồ hôi, nang lông, mạch máu và cả tuyến nhờn. Hầu như các tế bào quan trọng, cơ quan thiết yếu của da đều tập trung ở lớp này.

Khi da đảm nhiệm chức năng xúc giác chính là lớp trung bì này gánh vác. Bởi các dây thần kinh của da đều tập trung chủ yếu ở lớp trung bì này. Do vậy mà có thể cảm nhận được đau nhức, thoải mái, kích ứng được nhiệt độ…

Bên cạnh đó, lớp trung bì còn có tuyến nhờn tiết ra giúp giữ ẩm tốt cho da. Khi thời tiết nóng bức, độ ẩm không khí thấp, tuyến nhờn sẽ hoạt động mạnh. Từ đó hạn chế da bị khô ráp.

Tuy nhiên, mụn trứng cá, các loại mụn ở tuổi dậy thì cùng là do tuyến nhờn trên lớp trung bì này điều tiết. Nang lông hoạt động tạo ra lông khắp cơ thể cũng từ lớp trung bì mà ra.

Các mạch máu trên lớp trung bì thì không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho lớp trung bì. Mà nó còn nuôi dưỡng lớp thượng bì.

3. Lớp hạ bì

Lớp hạ bì của da

Nhắc đến cấu tạo của da mặt còn không quên nhắc đến lớp hạ bì. Có lớp ngoài cùng thì phải có lớp trong cùng, có lớp thượng bì, trung bì thì phải có lớp hạ bì.

Lớp hạ bì có chứa các phân tử chất béo và mô liên kết. Như vậy dưới lớp da của cơ thể là gì? – Đó chính là mỡ.

Lớp mỡ dưới da giống như một lớp đệm bảo vệ cơ thể và cách nhiệt các mô bên dưới da. Từ đó mà các chấn thương cơ học hay nhiệt được hạn chế tối đa.

Trong quá trình lão hóa theo thời gian của mỗi người thì độ dày của lớp mỡ dưới da sẽ thay đổi. Lớp mỡ ít hay nhiều thì tùy vào cơ thể mỗi người. Nhưng lớp mỡ càng ngày càng ít thì tình trạng lão hóa da, các nếp nhăn sẽ xuất hiện nhiều.

Một số kiến thức cơ bản về da và cấu tạo da

Tìm hiểu về da và cấu trúc da có rất nhiều câu hỏi xoay quanh. Trong đó có một số câu hỏi chủ yếu như: 

1. Làm thế nào để phục hồi cấu trúc da

Theo quy luật thời gian thì cấu trúc da sẽ không còn nguyên vẹn như thuở ban đầu. Cấu trúc da bị thay đổi và sự mịn màng, tươi trẻ của da bị lão hóa.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra mất cấu trúc da:

  • Da bị mất cấu trúc do môi trường xung quanh ô nhiễm. Da bị mất cấu trúc do duy luật bào mòn của thời gian. Đó chính là nguyên nhân khách quan, tác động từ bên ngoài.
  • Thế nhưng da còn bị mất cấu trúc do lối sống thiếu khoa học, do việc lạm dụng mỹ phẩm không đúng cách. Từ đó mà gây tổn thương da, phá vỡ lớp cấu trúc da. 

Chính vì thế nhiều người tìm cách phục hồi cấu trúc da. Vậy làm sao để tái tạo da, điều trị mụn, phục hồi da?

Tái tạo da giúp da phục hồi nhanh chóng

Để níu kéo tuổi xuân, để lấy lại làn da mịn màng, trắng sáng, tươi trẻ. Nhiều người đã tìm đến các phương pháp phục hồi, tái tạo da. 

Tái tạo da bằng phương pháp lột đi lớp tế bào chết ở da là loại bỏ các lớp tế bào xỉn màu hư tổn. Lột da nhằm thúc đẩy các tế bào da mới xuất hiện và khỏe mạnh phát triển.

Quy trình này cần nhiều thời gian. Nhưng kiên trì thì bạn sẽ cải thiện được da, mang lại làn da mịn màng, săn chắc, tươi trẻ.

2. Tụ cầu vàng là gì? Có ảnh hưởng gì đến da?

Tụ cầu vàng gây ổ mủ, viêm sưng trên da

Tụ cầu vàng là một loại vi khuẩn vô cùng nguy hiểm. Nó có tính độc rất cao và có thể kháng nhiều loại kháng sinh.

Tụ cầu vàng hiện nay là một loại vi khuẩn gây nên nhiều căn bệnh cấp tính. Nó cực kỳ khó điều trị và còn có thể dẫn đến tử vong nếu không trị liệu kịp thời.

Tụ cầu vàng xâm nhập sẽ khiến viêm mô tế bào. Từ đó da bạn sẽ bị viêm sưng đỏ, đau nhức và các ổ mủ, nhọt hiện lên.Trên đây là những thông tin liên quan đến da, cấu tạo và chức năng của da. Hy vọng qua bài viết này bạn đã nắm được những kiến thức cơ bản về da, một bộ phận quan trọng đặc biệt của cơ thể mình.

Từ Khóa

phone - Shynh Premium
1900989800
phone - Shynh Premium
Chat Ngay
thông tin đặt lịch

Cám ơn bạn đã đặt lịch,
Shynh House sẽ liên hệ hỗ trợ bạn ngay!

đăng ký nhận tư vấn miễn phí

Cám ơn bạn đã đặt lịch,
Shynh House sẽ liên hệ hỗ trợ bạn ngay!

MOBILE APP QR CODE
phiên bản android phiên bản android
phiên bản ios phiên bản ios
Thông Báo

Cám ơn bạn đăng ký,
Shynh House sẽ liên hệ hỗ trợ bạn ngay!

Thông Báo

Đã xảy ra sự cố
vui lòng thử lại!

Shynhhouse Trở Lại

Cám ơn bạn đã đăng ký nhận ưu đãi,
Shynh House sẽ liên hệ hỗ trợ bạn ngay!