Home » Bí quyết làm đẹp »
Những cách trị mụn cóc tại nhà hiệu quả dễ thực hiện
Mụn cóc là một loại mụn có khả năng lây lan rất nhanh. Mụn cóc vừa gây đau lại gây mất thẩm mỹ cho người mắc bệnh. Mụn cóc là nỗi ưu phiền của bất cứ ai khi mắc phải chứng bệnh này. Vậy nguyên nhân hình thành mụn cóc là gì? Cách trị mụn cóc tại nhà như thế nào để nhanh khỏi và không tái phát? Hãy cùng nhau tìm hiểu thử nhé.
Mụn cóc là gì?
Biểu hiện:
Mụn cóc là những khối u nhỏ sần sùi nằm trên bề mặt da. Mụn cóc là mụn lành tính. Mụn thường xuất hiện nhiều ở các vị trí khác nhau trên cơ thể. Ví dụ bàn tay, bàn chân, cổ và thậm chí ở mặt,…
Mụn cóc không chỉ gây mất thẩm mỹ. Mụn cóc còn gây đau và tạo cảm giác vướng cộm rất khó chịu. Tuy mụn cóc không gây nguy hiểm đến sức khoẻ. Nhưng lại rất dễ lây lan. Trường hợp nặng nhất có thể mọc tràn lan trên da, riêng lẻ hoặc thành từng vùng.
Mụn cóc có nguy hiểm không?
Mụn cóc xét ở góc độ y tế là một bệnh ngoài da gây ra bởi một số chủng virus HPV. Trong một số trường hợp thực tế, mụn cóc có thể tự nhiên biến mất sau khoảng 6 tháng xuất hiện mà không cần điều trị. Tuy nhiên trường hợp này cũng rất hiếm, chủ yếu chỉ xảy ra ở độ tuổi trẻ em
Mụn cóc rất dễ lây lan, vì vậy cần phải có cách trị mụn cóc tại nhà thật nhanh chóng và hiệu quả.
Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh:
- Mụn cóc thường không giới hạn đối tượng có thể nhiễm bệnh
- Mụn cóc thường gặp nhiều ở trẻ em và những thanh thiếu niên đang trong độ tuổi từ 10 – 20.
- Những người có hệ miễn dịch yếu.
- Những người đang mắc các bệnh suy giảm miễn dịch như lupus ban đỏ, HIV/AIDS, bệnh nhân ghép nội tạng
- Các bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa hoặc suy nhược thần kinh.
Hầu hết những đối tượng này thường có khả năng bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của virus rất hạn chế. Nên virus xâm nhập vào cơ thể rất dễ và rất nhanh.
Triệu chứng của mụn cóc
Mụn cóc thường có những dấu hiệu và triệu chứng như sau:
- Những nốt mụn cóc mọc trên mặt hoặc đầu thường có biểu hiện chảy máu gây đau đớn, khó chịu.
- Nếu mụn cóc mọc ở bàn chân, chúng thường bị sưng to lên. Có thể bị vỡ ra từ đó gây đau đớn khi đi lại.
- Nếu mụn cóc mọc trên đầu ngón tay, ngón chân, chúng có thể gây đau và nứt móng, hư móng.
- Nếu mụn cóc mọc trên bộ phận sinh dục hoặc quanh vùng hậu môn, nó có thể gây đau, khó chịu.
- Đa số mụn cóc đều gây cảm giác khó chịu trên da.
- Cũng có một số trường hợp mụn cóc ở bàn chân có thể tự biến mất sau một thời gian.
- Tuy nhiên đa số mụn cóc vẫn tồn tại, phát triển và có khả năng lây lan trong thời gian dài.
- Mụn cóc có thể mọc riêng lẻ trên cơ thể hoặc thành từng vùng.
Dấu hiệu hình thành mụn cóc
Biểu hiện của mụn cóc thường là trên da nổi cục thịt nhỏ. Phần thịt này có màu trắng hồng hoặc xám, dùng tay vào thấy thô cứng. Mụn cóc mọc lòng bàn chân, khi quan sát kỹ sẽ thấy chấm đen nhỏ.
Mụn cóc có khả năng lây lan rất nhanh. Vì vậy, phải có cách trị mụn cóc ngay khi phát hiện thấy có mụn. Đặc biệt là khi chúng phát triển nhiều, to, đau, chảy máu. Và khi va chạm vào mụn cóc gây khó chịu, mất thẩm mỹ thì cần phải điều trị ngay.
Có nên trị mụn cóc tại spa không?
Nhiều người lựa chọn cách điều trị mụn cóc tại bệnh viện bằng cách can thiệp bởi công nghệ. Một vài phương pháp như: Điều trị bằng tiểu phẫu, điều trị bằng đốt điện, chấm acid hoặc nitơ lỏng, điều trị mụn cóc bằng laser,… Bạn có thể đến các cơ sở spa, thẩm mỹ viện uy tín như Shynh House để được thăm khám và điều trị tận gốc.
Các phương pháp này rất an toàn và được đảm bảo về tính hiệu quả. Nhưng phương pháp này sẽ tốn nhiều tiền hơn khi áp dụng các phương pháp dân gian.
Tuy có thể gây đau nhưng mụn cóc vốn là loại mụn lành tính ngoài da, nên việc điều trị cũng phải lành tính. Do đó điều trị tại bệnh viện hay tại nhà đều được. Miễn sao cách trị mụn cóc mà bạn áp dụng không gây hại cho cơ thể và giảm thiểu tối đa các tác dụng phụ.
Nguyên nhân nào gây nên mụn cóc?
Mụn cóc trước nay vẫn là một loại mụn rất phổ biến không phân biệt tuổi tác hay giới tính. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra mụn cóc.
Trong đó nguyên nhân sâu xa hình thành nên mụn cóc là do bị virus HP và các siêu vi trùng khác tấn công. Chúng thường xâm nhập vào cơ thể một cách dễ dàng thông qua các con đường sau đây:
Con đường của virus HP
- Qua các vết trầy xước bên ngoài da
- Khoé móng tay bị tổn thương
- Khi bị vật nuôi cắn để lại vết thương trên da
- Do vệ sinh tay chân kém, hay đi chân đất.
- Mụn cóc lây từ người này sang người khác do dùng chung đồ dùng cá nhân
- Hệ thống miễn dịch yếu.
- Suy nhược thần kinh.
- Di truyền từ mẹ sang con: có nhiều trường hợp mẹ đang mang thai bị mụn cóc sinh dục không được điều trị thì khả năng lây nhiễm cho thai nhi rất cao
Mụn cóc có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Mụn cóc ở chân, mụn cóc ở tay, mụn cóc ở mặt, mụn cóc ở bộ phận sinh dục….
Chỉ cần có con đường để virus xâm nhập vào cơ thể thì mụn cóc có thể xuất hiện ở bất cứ đâu. Và mụn cóc thường khiến các tế bào mụn phát triển nhanh chóng trên bề mặt của da.
Các loại mụn cóc thường gặp trên cơ thể
Để có cách trị mụn cóc tại nhà hiệu quả, hãy nhận biết đúng các loại mụn cóc dưới đây:
Mụn cóc thông thường
Mụn cóc thông thường có hình dạng giống bông súp lơ. Có thể xuất hiện ở các vị trí như: tay, ngón tay, khuỷu tay và khớp ngón tay. Trên bề mặt mụn thường có một chấm màu đen hoặc sẫm màu, kích thước nhỏ do đông máu ở mạch máu.
Mụn cóc bàn chân
Nhìn có vẻ như những mảng cứng đay. Nằm trên lòng bàn chân do đó có thể gây ra cảm giác đau khi đi bộ. Đồng thời cũng bởi vì chúng thường mọc ngược vào trong da nên khi đi bộ trọng lượng và áp lực đặt lên lòng bàn chân.
Mụn cóc hình chỉ hay còn gọi là mụn cóc hình sợi
Thường nằm ở các vị trí xung quanh vùng cổ, mũi, vai, dưới cằm. Mụn cóc hình chỉ thường có màu giống với màu da. Những người được ghép tạng hoặc nhiễm HIV thường có nguy cơ cao bị mụn cóc hình chỉ cao hơn. Bởi vị các bệnh nhân này thường có hệ miễn dịch của bị suy yếu.
Mụn cóc phẳng
Thường xuất hiện ở mặt và cổ với số lượng nhiều từ 20-100 cái. Có bề mặt phẳng và nhẵn. Mụn cóc phẳng có màu vàng hoặc nâu nhạt. Độ tuổi trẻ em, thanh thiếu niên thường hay mắc phải mụn cóc phẳng nhất.
Mụn cóc sinh dục
Mụn cóc sinh dục thường lây truyền qua con đường tình dục. Chúng xuất hiện giống như cục súp lơ, và nằm ở vùng sinh dục và có thể gây đau và khó chịu.
Mụn cóc Mosaic
Mụn cóc Mosaic là một nhóm mụn hình chỉ và thường xuất hiện trong một khu vực nhỏ. Chúng là hệ quả của việc khi mụn cóc hình chỉ không được điều trị và lan rộng thành cụm mụn cóc.
Mụn cóc miệng
Mụn cóc ở miệng có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào thuộc vùng miệng. Đó có thể là trên môi, lưỡi, miệng và nướu. Mụn cóc miệng có thể xuất hiện ở dạng thương tổn đơn lẻ hoặc như một đám mụn. Chúng có thể gây khó chịu khi ăn hoặc nuốt. Mụn cóc miệng là loại mụn nhiễm trùng HPV gây ra do quan hệ tình dục bằng đường miệng.
Các phương pháp điều trị mụn cóc
Khi nào nên điều trị mụn cóc?
Khi phát hiện thấy mụn cóc thì tốt nhất nên điều trị càng sớm càng tốt. Tuy nhiên mụn cóc cũng rất khó để nhận biết nên khi thấy những dấu hiệu sau thì cần phải chữa mụn cóc ngay:
- Có cảm giác đau đớn ở vùng mụn
- Mụn phát triển nhanh và lây lan qua các vùng da lân cận
- Mụn cóc mọc ở bộ phận sinh dục
- Mụn đã tồn tại lâu, có khi hơn 2 năm.
Nên bắt đầu điều trị từ đâu?
Mục tiêu của việc điều trị mụn cóc là tiêu diệt virus và loại bỏ các nốt mụn mà không để lại sẹo. Việc lựa chọn cách trị mụn cóc tại nhà hay phương pháp xử lý mụn cóc phụ thuộc vào loại mụn, vị trí và triệu chứng của từng trường hợp.
Nếu tìm hiểu, người bệnh sẽ thấy có nhiều cách chữa mụn cóc tại nhà theo mẹo trong dân gian rất hay. Mặc dù chưa được y học công nhận là đáng tin cậy. Nhưng đã có nhiều người đã thử cách phá mụn cóc không chính thống này. Đã có người thành công nhưng không phải ai cũng đạt được kết quả như mong muốn. Tuy nhiên các cách điều trị này đều rất an toàn nên bạn có thể thử.
Cách trị mụn cóc tại nhà bằng tỏi
Tỏi có chứa chất allicin, tỏi có tác dụng khác khuẩn tốt, tỏi kháng nấm từ đó giúp chống lại virus HP hiệu quả.
Cách làm:
Tỏi là nguyên liệu dễ kiếm và cách làm cũng rất đơn giản. Tỏi lột vỏ rửa sạch sau đó giã nhuyễn để lấy nước. Dùng nước của củ tỏi thoa lên vùng da có mụn cóc. Thời gian thoa trong vòng 2 – 3 giờ đồng hồ. Hết giờ thì rửa sạch bằng nước ấm.
Hoặc các bạn có thể hòa thêm với nước cốt rồi một thìa cà phê mật ong để đắp lên mụn. Đắp từ 10-15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.
Vậy chữa mụn cóc bằng tỏi bao lâu thì khỏi?
Điều này còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người, loại mụn cóc và tình trạng của mụn.
Tuy nhiên cách trị mụn cóc tại nhà này cần được thực hiện mỗi ngày. Vừa giúp trị mụn cóc lại vừa giúp ngăn chặn sự lây lan của chúng.
Cách trị mụn cóc tại nhà bằng chuối
Để trị mụn cóc chúng ta cần sử dụng chuối canh thay vì chuối chín.
Cách làm như sau:
Chuẩn bị 1 quả chuối xanh, lột vỏ. Dùng mặt trong của vỏ chuối chà lên những nốt mụn cóc. Sau khi chà để yên 15 phút rồi rửa nhựa chuối đi. Thực hiện ngày 2 lần đều đặn mụn cóc sẽ bong ra.
Lá tía tô chữa mụn cóc
Theo đông y, lá tía tô mang vị cay, mang tính ấm và không hề có độc. Lá tía tô còn có các hoạt chất giúp cân bằng điều tiết ở da, gây ức chế các vi khuẩn trên da. Từ đó lá tía tô có thể giúp hạn chế tác động từ virus HPV. Lá tía tô chữa mụn cóc ở mặt rất an toàn.
Cách làm đơn giản:
Chỉ cần rửa sạch lá tía tô rồi giã nát sau đó đắp lên vùng da bị mụn cóc. Dùng băng keo cố định chỗ đắp lá. Đắp 30 phút rồi gỡ ra rửa sạch. Đắp liên tục trong vài tuần bạn có thể quan sát thấy miệng mụn cóc se lại, teo nhỏ và dần biến mất.
Cách trị mụn cóc tại nhà bằng giấm táo
- Giấm táo có Axit malic và lactic, 2 chất này sẽ giúp làm mềm và bào mòn mụn cóc.
- Mỗi ngày thoa một ít giấm táo lên mụn cóc. Bạn cần kiên trì thực hiện 3 – 4 lần mỗi ngày.
Mẹo dân gian trị mụn cóc bằng cách ngâm nước nóng
Cách này rất phù hợp với việc điều trị mụn cóc ở chân. Mỗi tối chỉ cần ngâm chân có mụn cóc trong nước nóng. Việc làm này sẽ giúp làm mềm mụn cóc, chống lại các virus và ngăn ngừa nhiễm trùng. Sẽ hiệu quả hơn nếu bạn có thể cho thêm vào chậu nước ngâm chân một chút dấm trắng hoặc muối tinh.
Cách trị mụn cóc bằng nước miếng
Vì sao là nước miếng?
Đây là 1 mẹo trị mụn ruồi dân gian được truyền lại từ rất lâu đời. Từ góc độ khoa học, trong nước miếng có nhiều loại enzyme đặc biệt. Cùng với đó là tập hợp các kháng thể như IgA, thrombospondin. Trong nước miếng còn có một lượng bạch cầu nhất định. Chính vì vậy nước miếng có khả năng chữa lành một số tổn thương trên da, phản ứng lại với sự phát triển của vi khuẩn trên da.
Trị mụn cóc bằng nước miếng có hiệu quả phụ thuộc nhiều vào các thời điểm khác nhau Bởi vì thành phần của nước miếng sẽ thay đổi ít nhiều.
Cách làm như sau:
Làm sạch vùng da có mụn rồi rồi thoa nước miếng lên. Kết hợp massage nhẹ nhàng lên vùng da đang có mụn. Bạn chờ trong khoảng 30 phút rồi bôi tiếp lần nữa.
Phương pháp này nên được thực hiện hằng ngày và liên tục trong 1 tuần.
Cách chữa mụn cóc bằng băng keo
Chữa mụn cóc bằng băng keo là phương pháp dân gian phổ biến. Một phương pháp cực kỳ đơn giản.
Lưu ý:
Tuy nhiên đây không phải là một phương pháp an toàn. Vì nó tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Việc che kín da có mụn cóc có thể tăng nguy cơ tắc nghẽn các lỗ chân lông. Đồng thời tích tụ bụi bẩn và vi khuẩn từ đó dễ dẫn đến hình thành mụn nhọt, viêm nhiễm. Do đó, nếu nhận thấy các phản ứng không mong muốn, người bệnh nên dừng cách chữa mụn cóc bằng băng keo và trao đổi với bác sĩ chuyên môn.
Do đó trước khi áp dụng phương pháp này các bạn cần tham khảo thật kỹ nhé.
Cách làm thường như sau:
- Thoa acid salicylic trước khi dán băng keo để tăng thêm tính hiệu quả
- Chuẩn bị một miếng băng keo có kích thước vừa đủ che mụn cóc và xung quanh khu vực bị ảnh hưởng.
- Vệ sinh sạch vùng da nổi mụn cóc và để da khô hoàn toàn, một cách tự nhiên.
- Dán băng keo kín nốt mụn cóc và khu vực xung quanh.
- Thay băng keo mới sau một tuần, rửa mụn cóc và loại bỏ các tế bào da chết trên vùng da đã quấn keo.
- Để mụn cóc khô qua đêm
- Tiếp tục dán băng keo và thực hiện lại các bước điều trị.
- Lặp lại các thao tác trên trong 8 tuần liên tục.
Lưu ý sau mỗi lần tháo băng keo phải thay thế băng keo mới. Băng keo phải che kín nốt mụn cóc. Khi đã quấn băng keo thì mụn phải hạn chế tiếp xúc với không khí.
Cách sử dụng nha đam để điều trị mụn cóc
Cách trị mụn cóc tại nhà bằng nha đam được thực hiện như sau:
- Đầu tiên bạn làm sạch vùng da bị mụn cóc. Rửa nước sau đó rửa với nước muối sinh lý. Nếu không có nước muối sinh lý thì pha nước muối loãng. Sau đó lau khô.
- Tiếp theo gọt vỏ nha đam tươi để tách lấy phần gel bên trong. Dùng phần gel này thoa lên vùng da bị mụn cóc. Dùng gạc y tế để băng lại.
- Đắp gel trong khoảng 3 tiếng, sau đó tháo gạc ra rồi rửa sạch vùng băng gạc.
Tác dụng:
Nha đam mang tính mát nên mang đến công giải độc rất tốt. Nha đam cũng giúp làm dịu các vết thương, nhanh lành vết lở loét. Đồng thời chống viêm, giảm dị ứng rất hiệu quả và giúp phục hồi da nhanh.
Đối với phương pháp này bạn cần chăm chỉ thực hiện mỗi ngày 2 lần. Thực hiện ít nhất trong khoảng 4 tuần thì mới có thể nhận thấy hiệu quả rõ nhất.
Cách trị mụn cóc bằng vôi ăn trầu
Điều trị mụn cóc bằng vôi là một mẹo chữa bệnh dân gian đơn giản, dễ thực hiện, dễ áp dụng. Tuy nhiên, trước khi tìm hiểu cách trị mụn cóc tại nhà bằng vôi, các bạn cần lưu ý một số điều sau.
Đối tượng:
- Phương pháp này thường gây đau và không phù hợp với những người không có khả năng chịu đau.
- Thường được áp dụng để điều trị các loại mụn cóc cái, mụn ở dưới gót chân.
Theo nhiều người đã trải qua điều trị bằng vôi, mặc dù đau đớn nhưng lại mang đến hiệu quả điều trị nhanh.
Cách làm như sau:
- Chuẩn bị 1 chiếc kim khâu, 1 bấm móng tay hoặc 1 chiếc dao lam, 1 lọ cồn sát trùng 90 độ hoặc nước muối
- Chuẩn bị một ít vôi ăn trầu
- Tiếp theo dùng kim/bấm móng tay/dao lam sát khuẩn qua cồn 90 độ, sau đó đun trong nước sôi để tiệt trùng. Nhằm tránh tình trạng nhiễm trùng cho da khi sử dụng.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da có mụn bằng nước muối sinh lý 0,9%. Cắt tỉa hết phần da thô bên ngoài của mụn cóc.
- Thấm nước vôi trực tiếp vào nhân mụn cóc. Dùng băng y tế cố định mụn cóc cùng vôi lại, đợi đến khi vôi thật khô thì tháo ra, rửa sạch với nước.
Lưu ý:
Các bạn nên cân nhắc kỹ trước khi áp dụng biện pháp này nhé. Vì trong quá trình làm chắc chắn gây ra cảm giác đau đớn. Do thời gian thực hiện lâu, vết thương bị tác động bởi nước muối sinh lý hoặc cồn.
Tuy nhiên nếu đã thực hiện, thì bạn phải cố gắng nhẫn nhịn. Đặc biệt trong trường hợp vết thương không khép lại, gây đau đớn kéo dài thì nên tới gặp bác sĩ thăm khám.
Trị mụn cóc bằng vôi và xà phòng
Với phương pháp kết hợp vôi và xà phòng này, bạn buộc phải cảm nhận được cảm giác đau xót khi áp dụng. Lưu ý, phương pháp này chỉ được áp dụng cho các trường hợp mụn cóc có kích thước nhỏ và vừa.
Cách làm như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: vôi ăn trầu và xà phòng theo tỷ lệ 1:1, 1 chai thuốc đỏ
- Trộn đều xà phòng và vôi ăn trầu sau đó vo tròn hỗn hợp trên thành một viên trong nhỏ bằng mụn cóc.
- Đặt viên vôi vừa vo lên mụn cóc
- Đắp chừng 7 – 10 phút sau khi vôi khô thì lau đi.
- Thoa thuốc đỏ lên phần mụn cóc vừa đắp vôi, chờ thuốc khô để không bị nhiễm trùng
Lưu ý:
Trước và sau khi áp dụng cách trị mụn cóc tại nhà bằng vôi, bạn phải xử lý các dụng cụ sạch sẽ. Thực hiện sát khuẩn, khử trùng kỹ càng và giữ gìn vệ sinh để tránh tình trạng nhiễm trùng.
Trị mụn cóc bằng trái sung
Trái sung được xem là một loại dược liệu đông y có thể điều trị mụn cóc.
Theo đông y dùng trái sung để chữa được mụn cóc là vì bên trong quả sung có chất chống oxy hóa, kháng virus. Vì vậy, quả sung không những có thể làm lành mụn cóc mà còn giúp ngăn chặn nhiễm trùng.
Cách trị mụn cóc tại nhà bằng quả sung rất đơn giản:
- Chọn quả sung thật tươi, mới hái thì càng tốt vì còn nhiều mủ bên trong
- Thái đôi quả sung ra để lấy phần nước mủ
- Dùng nhựa từ trái sung bôi trực tiếp lên mụn cóc.
- Để yên chừng 40 phút thì rửa sạch đi.
Thực hiện đều đặn mỗi ngày, khi đắp nhựa sung vùng da bị mụn cóc cần được che chắn cẩn thận. Nhằm hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, bụi bẩn bên ngoài.
Cách trị mụn cóc tại nhà bằng nhựa đu đủ
Trị mụn cóc bằng mủ đu đủ cũng đem lại hiệu quả rất cao. Nếu kiên trì tình trạng mụn cóc sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
Vì chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin như A, C, acid lên men, các khoáng chất khác như kẽm, magie, sắt nên đu đủ mới có thể dùng để trị mụn cóc.
Cách trị mụn cóc tại nhà bằng mủ đu đủ thường thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 1 quả đu đủ xanh nhỏ, rửa sạch, để khô nước
- Cắt quả đu đủ sao cho mủ trắng chảy ra xung quanh những vết cắt.
- Hứng mủ chảy ra vào một chén nhỏ
- Hoà loãng mủ với 1 chút nước sạch và bôi lên những vùng xuất hiện mụn cóc
- Để yên khoảng 1 đến 2 tiếng rồi rửa lại bằng nước sạch.
Bạn nên thực hiện liên tục cách này 2 lần sáng và tối mỗi tuần.
Cách trị mụn cóc bằng Vitamin C
Các bạn có thể tìm mua vitamin C ở các hiệu thuốc.
Về cách thực hiện thì như sau: Nghiền nát một viên thuốc vitamin C, sau đó hoà với nước. Đắp nước vitamin C lên nốt mụn cóc, dán băng dính tại vị trí vừa đắp.
Thực hiện mỗi ngày cho đến khi mụn cóc rơi ra.
Cách trị mụn cóc bằng cây húng quế
Lại là một cách trị mụn cóc tại nhà siêu tiết kiệm và dễ làm. Các bạn rất dễ tìm thấy nguyên liệu này và cách làm lại quá đơn giản.
- Chuẩn bị một nắm lá húng quế tươi, đem rửa sạch với nước
- Dã nát rau húng quế rồi đắp lên mụn cóc
- Dùng băng gạc quấn húng quế cố định trên mụn đến khi rau khô thì thay lớp mới
- Lặp lại khoảng 3 lần thao tác trên
- Thực hiện thường xuyên trong khoảng 1 ,2 tuần
Cách dùng mầm khoai tây để trị mụn cóc
Khoai tây mọc mầm những tưởng đã là đồ bỏ đi nhưng nó lại là 1 bài thuốc trị mụn cóc rất hay.
Cách thực hiện như sau:
- Ngắt mầm khoai tây đem rửa sạch
- Sau đó chà xát trực tiếp mầm khoai tây lên các nốt mụn cóc u
Cách làm này có thể áp dụng cho mụn cóc ơt trên mặt. Đồng thời có thể thực hiện hàng ngày để việc trị mụn cóc đạt được hiệu quả mong muốn.
Cách trị mụn cóc tại nhà bằng nước ép dứa
Nước ép dứa có tính axit rất cao và chứa một loại enzyme hòa tan có khả năng tiêu diệt mụn cóc.
Dứa ép lấy nước rồi bôi nước dứa lên nốt mụn cóc. Giữ trong 3-5 phút, nước khô thì thấm lại một lớp nước khác. Lặp lại 3 lần. Nước dứa có thể khiến bạn cảm thấy đau nhói nhưng không sao. Vì như vậy có nghĩa nước dứa đang tác động vào mụn cóc của bạn.
Cách trị mụn cóc tại nhà bằng lá lốt
- Chuẩn bị 1 nắm lá lốt tươi và 1 chén nhỏ nước vôi trong
- Lá lốt rửa sạch rồi vò nát, sau đó ngâm trong nước vôi. Thời gian ngâm khoảng 15-20 phút
- Sau khi ngâm lá lốt xong thì dùng đắp lên nốt mụn cóc, 15 phút sau rửa sạch lại với nước.
Thực hiện cách trị mụn cóc tại nhà này đều đặn vào mỗi buổi tối mụn cóc sẽ tự mất dần.
Lưu ý khi chữa mụn cóc để đạt hiệu quả cao và để giảm nguy cơ lây lan mụn cóc
Hầu hết các cách chữa trị mụn cóc tại nhà theo dân gian đều cần thực hiện trong 1 khoảng thời gian dài. Hiệu quả thu lại rất chậm và phụ thuộc vào cách thực hiện và cơ địa của mỗi người.
Hiệu quả chậm, tùy thuộc cơ địa:
- Nếu bị mụn cóc ở tay, hãy luôn giữ tay khô ráo. Hãy rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn để tránh mụn cóc lây lan cho các vùng da khác.
- Không chạm vào mụn cóc, nếu có thì phải rửa tay sạch sẽ khi chạm vào mụn cóc và sau khi chạm
- Nên chữa mụn cóc từ sớm ngay khi vừa phát hiện để việc điều trị nhanh chóng hơn. Đồng thời tránh hiện tượng tự lây nhiễm.
- Không gãi, cào hay dùng dao lam rạch, cạo mụn cóc.
- Không dùng kim châm vào mụn và khu vực có mụn để tránh nhiễm trùng và lây lan virus
- Không sử dụng chung dụng cụ cắt móng tay với người khác.
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân để tránh lây nhiễm mụn cóc
- Khi bị mụn cóc cần giữ khu vực có mụn (như bàn tay, chân, …) khô ráo
Dấu hiệu cần đến bác sĩ:
Trong quá trình điều trị, nếu phát hiện mụn cóc có những dấu hiệu sau, hãy gặp bác sĩ để được thăm khám:
- Nốt mụn gây cảm giác rất đau đớn và không ngừng tăng kích thước.
- Đã điều trị mụn cóc nhiều lần và trong thời gian dài nhưng không khỏi.
- Mụn cóc lan rộng hơn, nhanh hơn hoặc tái phát liên tục;
- Mụn cóc gây khó chịu ảnh hưởng đến việc sinh hoạt hằng ngày
- Nếu bạn không biết cách nhận biết mụn cóc
Trên đây là những thông tin mang tính chất tham khảo liên quan đến mụn cóc. Và những cách trị mụn cóc tại nhà không chính thống, dựa trên mẹo dân gian. Do đó trước khi quyết định áp dụng biện pháp nào bạn cũng nên cân nhắc kỹ nhé. Đồng thời hãy đảm bảo rằng mình có đủ sự kiên nhẫn thì việc sử dụng các phương pháp trên mới có thể hiệu quả được