Home » Bí quyết làm đẹp »
Những kiến thức tổng quan nhất về bệnh chàm da
Chàm da là bệnh ngoài da khiến người bệnh khó chịu bởi nó tái đi tái lại khó điều trị dứt điểm. Vì thế nhiều người bệnh muốn tìm hiểu nguyên nhân của chàm để tìm ra cách điều trị thích hợp. Thấu hiểu điều này nên nội dung hôm nay Shynh House sẽ cùng mọi người đi tìm hiểu những thông tin tổng quan nhất về bệnh chàm.
Chàm da là bệnh gì?
Bệnh chàm hay còn gọi với cái tên khác là eczema – đây là tình trạng viêm da với các nốt sẩn mụn nước. Điều này do phản ứng của các tác nhân nội sinh và ngoại sinh gây nên. Chàm được xếp vào danh sách 1 trong những bệnh da liễu mạn tính rất hay tái đi tái lại và khó lòng trị dứt điểm được. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng chàm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống cũng như ngoại hình của người bệnh.
Chàm da không có thuốc trị đặc hiệu tuy nhiên chúng ta vẫn có thể điều trị tại nhà để giảm ngứa và ngăn chặn chàm tái phát. Người bệnh được khuyên không nên dùng xà phòng, bổ sung độ ẩm thường xuyên cho da. Đồng thời bôi kem và các chất mỡ để trị ngứa.
Chàm da nguyên nhân do đâu?
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu của các chuyên gia da liễu đã chỉ ra 1 số nguyên nhân gây nên bệnh eczema đó là:
- Do cơ địa: Chàm là bệnh ngoài da ảnh hưởng do di truyền nên nếu trong gia đình có người từng mắc chàm hoặc hay bị dị ứng, hen suyễn. Thì nguy cơ mắc bệnh của những thế hệ con cháu cũng rất cao.
- Việc dùng những loại thuốc gây tê hoặc thuốc có chứa lưu huỳnh, streptomycin, penicillin,… sẽ phần nào tác động thúc đẩy các vết chàm hình thành.
- Do người bệnh có hệ miễn dịch kém cũng dễ gây ra chàm.
- Môi trường sống xung quanh chúng ta (đất, nước, không khí,…) bị ô nhiễm trầm trọng.
- Những vết thương hở trên da không được bảo vệ kỹ cũng khiến cho vi khuẩn có cơ hội thuận lợi xâm nhập vào cơ thể để gây bệnh.
- Dị ứng theo mùa: Bệnh chàm da mặt nói riêng và bệnh chàm da nói chung thường gặp nhiều nhất vào mùa hè bởi thời điểm này số lượng phấn hoa nhiều nhất.
- Những người bị nhiễm trùng nấm men Candida albicans lúc này hệ miễn dịch suy yếu cũng chính là 1 trong số các vi sinh vật gây nên căn bệnh chàm.
- Do rối loạn chức năng cơ thể cụ thể như bị rối loạn nội tiết tố, rối loạn thần kinh hoặc rối loạn về chuyển hóa,… Cũng sẽ khiến da mất đi hàng rào bảo vệ và khi bị tác động nội ngoại sinh dẫn đến nhiều bệnh ngoài da tấn công, 1 trong số đó có eczema.
- Những ai thường xuyên tiếp xúc với nước – ngâm mình trong nước quá lâu hoặc hay đổ mồ hôi nhiều vào mùa đông. Hoặc những ai thường xuyên sống ở vùng khí hậu khô quanh năm. Những tắm nước quá nóng với tần suất thường xuyên cũng dễ bị bệnh chàm.
- Stress, căng thẳng và lo âu: Các nhà khoa học chứng minh với những bệnh nhân hay căng thẳng áp lực và lo lắng nhiều thì nguy cơ bị chàm rất cao.
Bài viết hay: “Bật mí” 6 mẹo trị mụn nhọt tại nhà an toàn, hiệu quả mà rất dễ thực hiện
Những biểu hiện và chuyển biến của chàm da
Bieu hien benh cham cũng như chuyển biến dễ nhận thấy nhất của chàm thường được chia làm các giai đoạn gồm:
Giai đoạn ngứa và tấy đỏ: Đầu tiên người bệnh cảm thấy ngứa ngáy và dần vùng ngứa nóng dần lên và đỏ phù. Chàm hay xuất hiện ở những vùng da có cấu trúc lỏng lẻo như mí mắt, phía sau tai (chàm tai), bao quy đầu,… Trên bề mặt da sẽ xuất hiện 1 số hạt nhỏ màu trắng rồi dần dần sau đó tạo thành mụn nước.
Giai đoạn nổi nốt mụn nước: Những vết mụn nước thường biểu hiện ở nền da đỏ và có thể tràn ra các vùng da lành xung quanh. Mụn nước nhìn chỉ nhỏ như đầu đinh ghim nhưng cũng có thể to lên bằng bọng nước. Các vết mụn khá nông ở bên trong chứa dịch và mọc lên từng mảng chi chít rất dày đặc. Thậm chí chỉ trên 1 mảng chàm có nhiều đợt mụn nước liên tiếp cứ tái đi tái lại nhiều đợt mọc lên.
Giai đoạn chảy nước: Các vết mụn nước vỡ ra do gãi hoặc tự vỡ với các dịch trong mụn nước chảy ra. Đây còn được gọi là giai đoạn bội nhiễm của chàm da.
Giai đoạn da nhẵn: sau khi mụn nước vỡ hết và các huyết thanh đọng lại ở bên trên bề mặt da sẽ tạo nên vảy tiết dày. Khi vảy tiết đã khô và bong đi thì sẽ để lộ lớp da non mỏng và nhẵn giống như vỏ hành vậy.
Giai đoạn da bị bong vảy: khi lớp da vừa mới tái tạo sẽ tự rạn nứt rồi bong vảy thành từng mảng dày hoặc cũng có lúc vụn nhỏ như cám. Nếu sau khi bị chàm mà biết cách phòng tránh và lâu không bị tái lại thì da sẽ trở về như bình thường mà không để lại sẹo vì tổn thương chàm chỉ ở lớp thượng bì.
Một số cách trị chàm tận gốc đang rất phổ biến
Bệnh chàm có chữa khỏi không? Chính là thắc mắc của rất nhiều người mắc căn bệnh ngoài da này. Chúng ta có 1 số cách trị chàm da được áp dụng khá nhiều và cho hiệu quả khá tốt như:
Bôi kem theo toa của bác sĩ kê và tra thuốc mỡ: Cách trị chàm da cũng như để có thể kiểm soát bệnh ít khi tái phát lại thì bác sĩ da liễu sẽ kê thuốc bôi ngoài da ví dụ như Corticosteroid. Còn để ngăn chặn chàm tái lại thì có thể dùng thuốc ức chế calcineurin. Tuy nhiên thuốc này có tác dụng phụ ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch nên chỉ trường hợp nặng quá mới dùng.
Thuốc bôi trị chàm – thuốc sinh học thường được bác sĩ kê thêm để kiểm soát các phản ứng của hệ miễn dịch.
Thuốc trị chàm da – dòng thuốc kháng histamin thường được kê sử dụng cho các trường hợp da bị ngứa nghiêm trọng. Đồng thời thuốc kháng sinh còn được dùng với mục đích trị các bệnh liên quan đến nhiễm trùng kèm theo sau khi bị chàm.
Băng ướt là cách trị chàm tại nhà với bệnh nhân bị nặng thì việc bọc băng ướt lên vùng da đang có chàm và mụn nước sẽ đem lại hiệu quả. Đây cũng là phương pháp được dùng ở bệnh viện dành cho các bệnh nhân bị tổn thương vết loét da phổ rộng. Tuy nhiên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để áp dụng phương pháp này tại nhà.
Liệu pháp quang học còn gọi với tên khác là liệu pháp ánh sáng. Tức là các bác sĩ sẽ sử dụng các thiết bị máy để chiếu vào da 1 loại ánh sáng chuyên biệt trong điều trị bệnh. Tuy liệu pháp này có tác dụng trị chàm rất hiệu quả nhưng lại đẩy nhanh quá trình lão hóa cũng như tăng nguy cơ bệnh ung thư da.
Kiểm soát căng thẳng lo âu: Các bác sĩ có chuyên môn sẽ thăm khám và tư vấn đưa lời khuyên để bệnh nhân dùng các liệu pháp thư giãn đồng thời có thể kiểm soát căng thẳng. Đó có thể là phương pháp ngồi thiền, tập yoga để cơ bắp chúng ta được thư giãn.
Có thể bạn quan tâm: “Bỏ túi” bảng tính calo cho người giảm cân chi tiết nhất 2022
Mẹo điều trị bệnh chàm bằng đông y
Trị bệnh chàm bằng thuốc nam được ưa chuộng hơn cả bởi các thành phần trong vị thuốc đều từ tự nhiên lành tính và hầu như không có tác dụng phụ. Một số thể điều trị chàm bằng đông y như sau:
Thuốc đông y trị chàm thể thấp nhiệt
Thể chàm thấp nhiệt thường gặp với 1 số biểu hiệu như da hơi đỏ, cảm giác ngứa thấy có mụn nước và loét cộng với chảy dịch vàng. Các bài thuốc đông y – thuốc nam trị chàm giúp thanh nhiệt, hóa thấp để điều trị chàm hiệu quả hơn.
Bài thuốc tiêu biểu có thể kể đến đó là: bạch tiễn bì, phục linh, kim ngân hoa, hoàng bá, hoàng cầm, khổ sâm mỗi thứ 12 gam. Cộng với sinh địa, hoạt thạch mỗi thứ 20g, đạm trúc diệp 16g. Tất cả đem sắc với lượng nước vừa đủ và uống mỗi ngày 1 thang.
Thuốc nam trị chàm thể phong nhiệt
Thể chàm phong nhiệt da sẽ hơi đỏ, thấy có ít vết loét và hơi ngứa, trên da có các nốt mụn nước, tổn thương da trên 1 phổ rộng. Đơn thuốc điều trị chàm theo thể này tiêu biểu như: trạch tả và sinh địa mỗi thứ 12 gam – chi tử, xa tiền, long đởm thảo, mộc thông, hoàng cầm, sài hồ mỗi thứ 8g. Riêng cam thảo 4gam cùng thuyền thoái 6g rồi đem đi sắc uống. Mỗi ngày uống 1 thang cứ uống đều đặn liên tiếp cho tới khi khỏi.
Đơn thuốc chữa chàm thể mãn tính
Chàm mãn tính là bệnh lâu năm thường hay tái phát rất dai dẳng và ngứa dữ dội. Chàm mãn tính thì da khô, dày sừng, khu trú thường ở cổ chân, vùng khuỷu tay, vùng đầu gối và có mụn nước,…Bài thuốc trị bệnh chàm tốt nhất cụ thể gồm: hy thiêm thảo, hoàng bá, ké đầu ngựa, bạch tiễn bì, phù bình 12g cộng với phòng phong 8gam, thương truật 8gam. Tất cả bỏ chung vào ấm sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Thuốc bôi đông y trị chàm
Song song với việc uống thì bệnh nhân nên kết hợp với các mẹo trị chàm khô của các bài thuốc rửa, ngâm cũng như bôi ngoài da để đạt hiệu quả cao nhất.
- Bài thuốc rửa: lá kinh giới cùng và lá vối tươi mỗi thứ lấy 100g sau đó rửa sạch và đun sôi 15 phút rồi bắc xuống bếp đợi nguội bớt thì rửa vùng da bị chàm. Ngoài ra cũng có thể giã nát lá trầu không tươi hoặc rửa sạch lá trầu không rồi cho vào nước đun sôi để rửa vùng da đang có chàm.
- Bài thuốc ngâm trị chàm: xà sàng tử 20g, vỏ núc nác và ngải cứu 50g, kinh giới lấy 10g, phèn xanh dùng 5g. Tất cả đều đem đun sôi cùng với 3 lít nước sau đó để nguội bớt và ngâm lên da tầm 10 phút. Ngâm đều đặn mỗi ngày 2 tới 3 lần, thực hiện thường xuyên 5 tới 7 ngày.
- Bài thuốc bôi chàm đồng tiền: Dùng nghệ tươi già lấy 20g, vỏ núc nác tầm 40g, một lượng nhỏ dầu vừng. Đem tán bột các vị thuốc này rồi hòa tất cả vào với dầu vừng để bôi trực tiếp lên da bị chàm.
- Thuốc mỡ bôi da hỗn hợp hồng đơn, chu sa, xuyên huỳnh liên, hồng hoa 4g rồi đem tất cả tán bột và trộn với mỡ trăn sau đó thoa lên vết da bị chàm.
Vừa rồi chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu những thông tin cơ bản về chàm da. Cũng như nhận biết dấu hiệu khi nào thì da bị chàm và cách khắc phục – điều trị sao cho hiệu quả. Nếu bạn muốn tìm địa chỉ chữa bệnh chàm uy tín vậy thì hãy đón đọc nội dung kế tiếp của Shynh House nhé!