Home » Bí quyết làm đẹp »
Tips 7 cách trị mụn cóc tại nhà bằng nguyên liệu tự nhiên hiệu quả nhất
Mụn cóc không chỉ gây đau, mất tính thẩm mỹ của làn da mà còn có thể lây lan giữa người bệnh này với những người khác nên cần phải được điều trị kịp thời, đúng cách. Hãy tham khảo ngay 10 cách trị mụn cóc nhanh nhất trong bài viết dưới đây của Shynh House nhé.
Mụn cóc là gì?
Mụn cóc có hình thức giống như một khối u xấu xí, bị sần sùi và nhiều khi mụn nổi nhìn giống như một bông súp lơ ở trên nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, tuy nhiên phổ biến nhất là ở tay và chân.
Trong y học, mụn cóc là một dạng tăng sinh bất thường của làn da có màu trắng, to nhỏ khác nhau nhưng thường sẽ có kích thước gần bằng với hột cơm. Do đó ngoài cái tên mụn cóc thì nhiều người còn gọi là mụn cơm.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra mụn cóc chính là do virus HPV – Human Papilloma Virus, thuộc vào loại Papova Virus có ADN. Trên thực tế đã có hơn 60 chủng HPV khác nhau và trong đó các type phổ biến nhất là chủng 6 và chủng 11.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều người bị nhiễm virus thuộc chủng 16, 18, 31, 33 và chủng 35 gây ra những chứng rối loạn sinh sản khiến cho da bị mụn sinh dục (sùi mào gà) hoặc là bị ung thư tử cung.
Các chủng này thường đa phần được tìm thấy trong phần tế bào biểu mô tăng sinh hay những khối u trên vùng da bị nhiễm.
Các virus xâm nhập vào cơ thể thông qua những vết trầy xước hoặc các vùng tổn thương trên da. Sau đó lâu dần hình thành phát triển và gây kích ứng các tế bào biểu mô bề mặt để làm tăng sinh và dần hình thành các vùng da bị trồi lên như hạt cơm.
Các loại mụn cóc phổ biến nhất
Có rất nhiều mụn cóc khác nhau vì virus HPV xâm nhập và có thể gây bệnh trên nhiều vị trí khác nhau của cơ thể, Tuy nhiên, dựa theo hình dạng và vùng da bị nổi mụn thì có thể phân loại các dạng thường hay gặp nhất đó là:
Mụn cơm thông thường (tên y học tiếng Anh là common warts)
Đây là là những khối u xấu xí, có màu đen hoặc màu xám, sần sùi và thường mọc trên các ngón tay, lòng bàn tay, cẳng tay hay quanh bàn chân, ngón chân hoặc quanh móng.
Mụn cóc thông thường xuất hiện thường do virus xâm nhập vào cơ thể qua các vết xước khi cắn, cắt hoặc làm móng. Có rất nhiều kích thước khác nhau đối với mụn hạt cơm thông thường. Có loại chỉ có kích thước rất nhỏ khoảng 1 – 2mm nhưng cũng có loại mụn cơm có kích thước lên đến vài chục mm.
Hạt cơm phẳng (tên y học tiếng Anh là plane warts)
Mụn hạt cơm phẳng là các khối u có kích thước khá nhỏ và tối đa chỉ khoảng 5mm, nhẵn hơn rất nhiều so với các loại mụn cóc dạng khác. Dạng mụn này có thể nổi ở các vị trí khác nhau trên cơ thể.
Tuy nhiên, mam giới sẽ xuất hiện mụn phẳng mọc nhiều ở quanh vị trí mọc râu, còn ở nữ sẽ thường thấy ở bàn chân, với trẻ em thì mụn sẽ hay bị nổi ở mặt. Mụn cóc lòng bàn chân, mụn cóc lòng bàn tay hay mụn cơm trên mặt đều có khả năng lây lan sang các vùng da khác nếu không được chữa trị kịp thời.
Nhiều trường hợp mụn cóc dưới lòng bàn chân và bàn tay, có lúc tạo thành một hàng dài các nốt mụn cóc chống lên nhau được gọi là hiện tượng Koebner. Nếu như lâu dần rất có thể dẫn đến viêm da, ung thư da rất khó chữa trị.
Mụn cóc ở chân (tên tiếng Anh là verruca)
Mụn cóc ở chân là trường hợp mụn bị nổi ở lòng bàn chân hay quanh vùng gót chân khiến cho việc đi lại của người bệnh vô cùng khó khăn. Mụn rất dễ bị vỡ do phải chịu áp lực chèn ép của bàn chân với mặt nền nên sẽ gây đau mỗi khi di chuyển.
Hạt cơm sinh dục (tên tiếng Anh là genital warts)
Đây là các nốt mụn cóc nổi ở bộ phận sinh dục và ở hậu môn. Mụn cóc sinh dục hay còn được gọi là bệnh sùi mào gà và cũng là một trong số những bệnh xã hội phổ biến có tốc độ lây nhiễm tương đối cao hiện nay.
Bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng qua quan hệ tình dục, tiếp xúc với dịch tiết hoặc là vùng da bị nhiễm bệnh của người bệnh. Đối với trẻ sơ sinh thì có thể bị lây truyền trong quá trình sinh đẻ.
Ngoài ra, còn có mụn cóc còn ở dạng sợi mảnh, dài trên da và thường gặp ở quanh mí mắt, mũi, miệng và phát triển lây lan cực kỳ nhanh chóng.
Nguyên nhân nào khiến cho mụn cóc bị lây lan nhanh?
Mụn cóc khi mới xuất hiện trên da thường sẽ có kích thước rất nhỏ với số lượng chỉ 1- 2 nốt mụn. Tuy nhiên, lâu ngày mụn có thể lây lan ra nhiều vùng da khác và số lượng mụn cũng tăng nhanh rất đáng kể theo các nguyên nhân như:
- Bản chất của mụn cóc là do virus gây ra và virus có thể nhảy từ vùng này sang vùng khác nên chỉ cần tiếp xúc với vùng bị tổn thương thì virus sẽ nhanh chóng xâm nhập để gây ra mụn.
- Bệnh có thể dễ lây lan thông qua việc dùng chung các dụng cụ cá nhân như dao cạo, khăn tắm, giày dép, quần áo hoặc kìm bấm móng.
- Các vết xước do cắn hoặc làm móng chung các dụng cụ không được tiệt trùng với người bệnh có thể khiến cho người bị bệnh lây bệnh cho những người khác thường xuyên đi chân trần.
- Việc gãi, cào hoặc nặn mụn cũng rất dễ khiến cho virus lây lan và gây bệnh ở những vùng da khác.
- Mặc dù mụn cóc thông thường không phải là một bệnh da liễu nguy hiểm nhưng nếu để lâu ngày thì các nốt mụn sẽ lây lan sang rất nhiều vị trí khác trên cơ thể, làm mất đi tính thẩm mỹ khiến cho người bệnh tự ti và ngại ngùng khi giao tiếp cùng với người khác.
Những ai có thể bị nổi mụn cóc trên da?
Mụn cóc trên da gây nhiều bất lợi cho người bệnh, loại mụn này thường xuất hiện nhiều nhất ở những đối tượng như sau:
- Bất cứ ai cũng có thể bị tay nổi mụn cứng hay mụn cóc trên đầu, trên mọi vị trí của cơ thể nhưng thường gặp nhiều nhất là ở trẻ em và những người đang trong độ tuổi từ 10 – 20.
- Những người đang có hệ miễn dịch yếu hoặc các bệnh nhân mắc các hội chứng suy giảm miễn dịch như là bị lupus ban đỏ, HIV/AIDS, bệnh nhân thực hiện ghép nội tạng hầu nhưng không có khả năng bảo vệ cơ thể trước các sự tấn công của virus.
- Người bị bệnh rối loạn chuyển hóa hoặc là bị suy nhược thần kinh cũng rất có thể dễ dàng mắc bệnh này.
7 cách chữa trị mụn cóc tại nhà hiệu quả nhất
Mụn cóc và cách điều trị tại nhà không hề quá khó, bạn có thể áp dụng các phương pháp điều trị hiệu quả từ những nguyên liệu tự nhiên như sau:
Trị mụn cóc bằng tỏi
Tỏi là một nguyên liệu rất dễ tìm, thường thấy nhiều trong gian bếp của mọi gia đình Việt. Tỏi không chỉ được sử dụng làm gia vị để tăng hương vị cho món ăn mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là khả năng kháng khuẩn, kháng viêm vô cùng hiệu quả.
Trong thành phần của tỏi có các hoạt tính diallyl-trisulfide, azulene, diallyl disulfide cùng hoạt chất lưu huỳnh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, kháng viêm, sát khuẩn nên sẽ hỗ trợ đánh bay các nốt mụn cóc khá hiệu quả.
Ngoài ra, hoạt tính allicin có trong củ tỏi tươi sẽ đem lại cho bạn một làn da trắng sáng, trở nên mịn màng và giúp tăng cường sức đề kháng. Đồng thời, giúp bạn làm hạn chế sự phát triển của các loại vi khuẩn, virus gây bệnh ngoài da và các mô tế bào trên làn da được trở nên khỏe mạnh hơn.
Ngâm nước nóng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng
Một trong các cách chữa mụn cóc tại nhà đơn giản nhất đó là bằng ngâm mụn cóc trong nước nóng sẽ khiến cho các nốt mụn được mềm ra để góp phần chống lại các virus và ngăn ngừa tình trạng bị nhiễm trùng.
Ngoài ra, sau khi ngâm nước nóng mụn mềm hơn nên rất dễ ngấm thuốc nên việc điều trị mụn cóc bằng cách bôi thuốc cũng sẽ trở nên nhanh chóng, hiệu quả hơn hẳn.
Dùng giấm táo để chữa mụn cóc tại nhà
Trong thành phần của giấm táo có chứa một hàm lượng tương đối lớn acid salicylic.. Loại acid này đã được các chuyên gia y tế kiểm chứng là có tác dụng tốt với việc điều trị mụn cóc nhờ vào khả năng giúp lột lớp da đang bị nhiễm trùng.
Giấm táo còn có tính chất kháng khuẩn tự nhiên có thể làm ức chế sự phát triển cũng như là sự lan rộng của virus HPV. Với cách trị mụn cóc này thì bạn cần pha hỗn hợp có chứa 2 phần giấm táo cùng với 1 phần nước.
Sau đó, bạn hãy sử dụng 1 chút bông y tế thấm vào dung dịch vừa pha rồi hãy đặt lên mụn cóc. Băng kín trong khoảng 3 – 4 giờ rồi gỡ ra. Thực hiện cách này thường xuyên nhiều lần sẽ khiến cho các lớp da sừng hóa của mụn cóc được bong da dần dần làm hết hẳn mụn.
Bạn cũng cần chú ý luôn phải pha loãng giấm táo với nước sạch để tránh độ acid mạnh có thể khiến làn da bị kích ứng hay bỏng hóa chất. Đồng thời, cách trị mụn cóc này không nên áp dụng khi với các vùng da có vết thương hở.
Tham khảo bài viết: Cách trị mụn ở lưng hiệu quả nhanh và không tái phát trở lại
Mầm khoai tây tươi trị mụn cóc
Khoai tây khi mọc mầm thì sẽ không thể ăn được vì đã sinh ra một số độc tố gây hại cho sức khỏe con người, nên ít ai biết được mầm khoai tây cũng có tác dụng chữa trị bệnh rất hay. Điển hình là cách trị mụn cóc ở chân hoặc ở tay bằng mầm khoai tây rất đơn giản và hiệu quả.
Để thực hiện phương pháp trị mụn cóc bằng mầm khoai tây thì bạn thực hiện như sau: Đầu tiên, bạn hãy cắt mầm hoặc khoai tây tươi rồi rửa sạch. Sau đó, bạn hãy chà xát vào những vùng da đang bị ảnh hưởng bởi mụn cóc thật nhiều lần mỗi ngày.
Nếu như bạn kiên trì áp dụng cách trị mụn cóc này thường xuyên, đều đặn liên tục trong các tuần tiếp theo thì bạn sẽ thấy được sự hiệu quả vô cùng bất ngờ. Ngoài ra, mụn cóc cũng không phát triển lây lan sang các vùng da khác và các nốt mụn có thể được chữa trị dứt điểm.
Dùng lá húng quế để trị mụn cơm
Trong lá cây húng quế luôn chứa những hợp chất diệt virus. Đầu tiên, bạn cần giã thật nhuyễn lá cây húng quế, pha thêm một chút nước đắp lên mụn cóc. Thường xuyên thay mới khi chỗ lá cây húng quế đã khô và bạn cần thực hiện liên tục cách này trong vòng suốt một tuần để thấy được hiệu quả rõ rệt nhất.
Trị mụn cóc bằng sung tươi
Sung là loại quả rất tốt cho cơ thể, không chỉ có nhiều chất xơ và khoáng chất cần thiết với sự phát triển của con người mà sung còn giúp chữa nhiều bệnh tật, tiêu biểu là chữa trị mụn cóc.
Sung có các thành phần chất chống oxy hóa và chất kháng virus nên có khả năng làm xẹp mụn cóc và làm giảm sưng đau rất hiệu quả. Không chỉ có vậy, mà nước trái sung cũng có tác dụng giúp ngăn chặn sự nhiễm trùng do mụn cóc gây ra và làm ngăn ngừa mụn cóc lây lan.
Nha đam giúp trị mụn cóc hiệu quả
Nha đam hay còn được gọi với tên khác là lô hội hay long tu có chứa hàm lượng lớn các vitamin, Lignin, Enzyme, Saponins, Anthraquinones complex, Acid Salicylic… Hơn nữa, nha đam còn rất giàu nhiều axit malic – một hoạt chất có khả năng tẩy tế bào da chết và làm tái tạo tế bào da mới an toàn, nhanh chóng.
Bạn dùng gel lô hội đắp lên vùng da bị nổi mụn cóc hoặc có thể dùng miếng vải quấn quanh vùng da có đắp lô hội để cố định trong một giờ. Bạn nên làm liên tục cho đến khi có kết quả.
Đây đều là những dưỡng chất trong cây lô hội mà rất tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt là có các thành phần có tính kháng viêm, kháng khuẩn, giúp phục hồi tái tạo da, hỗ trợ điều trị tối đa các nốt mụn cóc và tiêu diệt vi khuẩn HPV tối ưu.
Với mụn cóc mọc ở cổ hay mụn ở chân tay thì bạn chỉ cần tách lấy phần gel nha đam và bôi trực tiếp lên vùng da đang bị mụn, thực hiện liên tục trong thời gian dài sẽ khiến cho các nốt mụn cóc được đánh bay hoàn toàn.
Tuy nhiên, bạn cần chú ý các cách điều trị mụn cóc tại nhà chỉ áp dụng với những người bị bệnh nhẹ, số lượng mụn thấp chỉ từ 1-3 cái. Còn với những người bị bệnh nặng, mụn mọc nhiều và đã có dấu hiệu lan bệnh thì cần phải điều trị bằng các biện pháp y học hiện đại như: đốt mụn cóc, thuốc bôi trị mụn cóc, mổ mụn cóc, dùng thuốc kháng sinh,…
Cách hạn chế sự lây lan của mụn cóc
Mụn cóc rất dễ lây từ vùng da này sang vùng da khác của người bệnh hoặc là lây từ người này sang người khác nên để phòng và hạn chế sự lây lan của mụn thì bạn cần chú ý một số điều trong chế độ sinh hoạt hằng ngày như sau:
- Ở những vùng da bị mụn là vùng da virus đang hoạt động nên bạn tuyệt đối không nên tỉa, cắt hoặc cạo để tránh lây lan virus.
- Không nên sử dụng cùng dụng cụ móng tay cắt ở trên mụn cóc rồi sử dụng trên vùng móng tay khỏe mạnh.
- Nếu như có mụn cóc ở gần các móng tay thì bạn đừng nên cắn móng tay. Đồng thời, bạn cần phải luôn giữa cho bàn tay được sạch sẽ và khô ráo để khiến cho mụn cóc không có điều kiện phát triển.
- Sau mỗi lần chạm tay vào mụn cóc thì bạn phải rửa tay thật cẩn thận, chú ý sát khuẩn để tránh đưa mụn từ khu vực này lây sang khu vực khác.
- Sử dụng dép tắm và các đồ dùng riêng để không lây bệnh cho những người xung quanh,
- Khi bị mụn cóc ở chân thì bạn nên chọn giày dép thích hợp, vừa vặn và không bị chật hay rộng quá.
- Thường xuyên phải thay đổi giày và vớ, giữa cho giày khô giữa mỗi lần đi. Không nên sử dụng chung giày hoặc vớ của người khác, kể cả là với những người bạn gần gũi và thân thiết nhất.
- Ở những vùng da có mụn cóc thì bạn nên sử dụng những miếng đế lót, đệm lót (trong giày dép) để làm giảm đau hay khó chịu.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng đá bọt nhám trong khi tắm chà lên trên bề mặt mụn để làm giảm bớt kích thước và cả độ sần sùi của mụn.
Trên đây là những chia sẻ của Shynh House về 7 chữa trị mụn cóc hiệu quả nhất. Ngoài ra, nếu như bạn bị mụn cóc nhiều, tình trạng nặng thì tốt nhất là nên đến gặp bác sĩ da liễu để có được phác đồ điều trị tối ưu nhất.