Home » Bí quyết làm đẹp » Tuyệt chiêu xử lý kiến cắn cực kỳ an toàn hiệu quả tại nhà

Tuyệt chiêu xử lý kiến cắn cực kỳ an toàn hiệu quả tại nhà

Kiến cắn là một vấn đề thường xuyên xảy trong cuộc sống của chúng ta. Đặc biệt vào mùa hè số trẻ em bị côn trùng cắn tăng lên rất nhiều. Tuy không nguy hiểm nhưng nếu không xử lý kịp thời khiến bạn khó chịu vô cùng. Vậy có cách nào để phòng tránh cũng như điều trị kiến đốt hiệu quả mà an toàn tại nhà? Bạn tò mò muốn biết, hãy cùng đi khám phá trong bài viết Shynh House chia sẻ nhé! 

Nội dung bài viết

Kiến cắn có nguy hiểm không? 

Đối với những loại kiến thông thường, các vết cắn của kiến trên da bạn không phải vấn đề lớn. Với các biểu hiện nhẹ như ngứa châm chít và sẽ tự khỏi sau vài giờ.

Tuy nhiên với kiến lửa, kiến ba khoang là loại côn trùng có chứa nọc độc rất nguy hiểm. Với những ai có làn da nhạy cảm hay da em bé rất dễ bị dị ứng khi kiến đốt. Chính vì vậy khi bị những loại kiến này cắn, bạn cần hết sức thận trọng. Theo dõi triệu chứng sau khi kiến đốt để sơ cứu đúng lúc tránh biến chứng nguy hiểm. 

Kiến đốt
Kiến đốt khiến da sưng tấy, ngứa

Các triệu chứng sau khi bị kiến đốt 

Tùy thuộc vào từng loại kiến mà sau khi bạn bị cắn sẽ có những biểu hiện phổ biến như. 

Vết côn trùng cắn sưng đỏ, đau nhức

Với các loại kiến thông thường, vết cắn sẽ có triệu chứng không quá nghiêm trọng. Kiến này chỉ khiến vùng da bị đốt sưng đỏ, đau nhức, ngứa ngáy khó chịu. Tuy nhiên sau một vài tiếng các triệu chứng sẽ dần mất đi và tự khỏi. 

Vết kiến cắn
Vết kiến cắn sưng đỏ

Vết kiến cắn sưng to mưng mủ

Các loại kiến có độc tính cao, vết cắn sẽ sưng to to bình thường có kèm mưng mủ. Thế nhưng tùy thuộc vào cơ địa của bạn vết kiến đốt có mưng mủ nhiều hay ít. Nhưng nhìn chung các vết mưng mủ sẽ có dấu hiệu nhận biết như:

  • Xung quanh vùng da bị cắn tầm 2 – 3mm tấy đỏ, ngày càng lan rộng. 
  • Tại vị trí vết cắn sẽ sưng to đau nhức vài ngày không đỡ.
  • Nếu các bé bị côn trùng đốt sẽ quấy khóc cả đêm, có khi sốt cao. 
Kiến ba khoang
Kiến ba khoang cắn gây sưng mủ

Vết kiến đốt sưng và ngứa

Tại vết côn trùng cắn sưng đỏ ngứa là biểu hiện thường gặp khi bị kiến đốt. Không nghiêm trọng nhưng lại khiến người bị rất khó chịu, bứt rứt vô cùng. Đặc biệt rất muốn gãi để bớt ngứa, nhưng vô tình khiến vết cắn càng ngứa và dễ mưng mủ. 

Vị trí côn trùng đốt bị dị ứng

Ở một số người, sau khi kiến đốt sẽ có thể gặp tình trạng dị ứng với các biểu hiện rõ rệt. Như buồn nôn, tiêu chảy, nổi mày đay hay khó thở và tụt huyết áp,… Nếu ở những trường hợp này bạn cần đến bệnh viện để điều trị kịp thời tránh biến chứng xấu.  

Thông tin hữu ích: Sở hữu đôi mi cong dài với dịch vụ Phủ mi Collagen

Tại sao bị côn trùng cắn sưng đỏ, đau rát? 

Các vết kiến cắn và kiến đốt là khác nhau. Đối với kiến đốt sẽ dùng ngòi để châm vào da. Trong ngòi này chứa các độc tố gây kích thích da cùng các chất axit fomic làm sưng rát. Đối với côn trùng cắn sẽ dùng miệng của nó cắn vào da khiến da bị tổn thương và sưng. Tuy nhiên dù bị côn trùng đốt hay cắn tùy vào cơ địa mỗi người sẽ biểu hiện khác nhau. 

Nhưng nguy hiểm nhất vẫn là kiến ba khoang và kiến lửa chứa các độc tố rất mạnh. Đối với những ai có tiền sử mẫn cảm, dị ứng da khi bị kiến đốt sẽ cho những biến chứng nguy hiểm. Như ngất xỉu, nôn, tiêu chảy, nốt kiến đốt sưng viêm mủ,…

Kiến đốt qua ngòi châm
Kiến đốt qua ngòi châm có chứa độc tố gây bỏng rát da

Bị kiến cắn sưng to có nguy hiểm không? 

Như đã chia sẻ ở trên, không phải loại kiến nào cũng lành khi đốt có thể tự khỏi. Đối với một số côn trùng khác khi đốt mưng mủ rất dễ viêm nhiễm biến chứng nguy trọng. Đặc biệt ở các bé nhỏ xuất hiện các phản ứng dị ứng mạnh. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng như:

Viêm loét vùng da bị cắn 

Đây là một trong dấu hiệu nhiễm trùng tại chỗ khi bị kiến cắn. Người bị cắn sẽ thường có các vết loét, mủ trên da. Có thể do gãi nhiều làm trầy xước và lan rộng vết thương mưng mủ. 

Côn trùng cắn gây viêm mô tế bào

Khi các vết thương nhiễm khuẩn lan vào da không chỉ khiến da sưng đỏ đau rát. Các vết cắn này sẽ còn lan rộng ra các vùng da xung quanh khiến càng khó trị hơn. 

Viêm mô tế bào
Viêm mô tế bào do kiến đốt

Viêm bạch huyết da

Một trong những bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn lan ra các hạch bạch huyết. Trên cánh tay, chân lúc này sẽ xuất hiện một đường màu đỏ chạy dọc. Nguy hiểm hơn, ở trường hợp này nhiễm trùng có thể tấn công vào máu khiến nhiễm trùng máu. 

Các cánh sơ cứu khi bị kiến cắn tại nhà 

Để có thể giảm các triệu chứng khi bị kiến đốt bạn hãy tiến hành sơ cứu ngay. Và Shynh House sẽ chia sẻ cho bạn những bước sơ cứu cho bé khi bị côn trùng cắn nhé!

Nâng cao vết thương khi bị kiến đốt

Khi bị côn trùng cắn sưng phù việc đầu tiên bạn cần làm. Đó là nâng cao phần cơ thể bị kiến đốt lên cao. Với thao tác này sẽ có tác dụng giảm sưng tấy khá hiệu quả. 

vết thương bị kiến đốt
Nâng cao vị trí vết thương bị kiến đốt

Tiến hành làm sạch vết kiến cắn 

Bước tiếp theo bạn cần rửa sạch vết côn trùng cắn với nước và xà phòng. Để loại bỏ bụi bẩn, đất cát tránh tình trạng bị côn trùng cắn sưng đỏ, ngứa mưng mủ và nhiễm trùng. 

Chườm lạnh vào vị trí kiến đốt 

Chườm đá hay gạc lạnh sẽ giúp giảm sưng đỏ tại vị trí bị côn trùng đốt rất hiệu quả. Hãy đắp gạc lạnh tầm 20 phút, rồi lấy ra để nghỉ 20 phút, sau đó đắp lại như vậy. Đắp đến khi bạn cảm thấy vết thương đỡ đau, sưng và ngứa hơn. 

Chườm lạnh
Chườm lạnh vào vết cắn để giảm đau

Dùng thuốc histamin

Sau đó hãy uống thuốc histamin để giảm cơn ngứa hiệu quả sau khi bị kiến cắn sưng phù. Đối với thuốc này bạn nên uống 1 viên sau khoảng 8 – 12 tiếng khi cần. Bên cạnh đó bạn có thể bôi kem có chất hydrocortisone để giảm ngứa và giảm sưng ngay. Tuy nhiên bạn cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc điều trị côn trùng cắn. 

Lấy nước muối nở bôi vào vết cắn

Nếu không đến hiệu thuốc kịp, bạn có thể dụng nước với muối nở để giảm triệu chứng. Lấy 2 nguyên liệu trọng với nhau theo tỷ lệ 1:1 thành bột nhão, đắp lên da bị cắn. Nên đắp nhiều lần trong ngày để vết thương giảm đau sưng và ngứa hơn. 

Thoa baking soda
Thoa baking soda trộn với nước vào vết cắn

Tuyệt đối không gãi

Côn trùng cắn sưng to ngứa, phồng rộp, mưng mủ bởi nọc độc của kiến rất mạnh. Nếu bạn gãi sẽ khiến vết thương bị vỡ bọng nước làm bội nhiễm gây vết thương lan rộng. 

Theo dõi phản ứng sau khi bị kiến đốt

Bị kiến cắn có thể khiến bạn phản ứng dịch ứng với các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy, khó thở,… Tuy những trường hợp này ít gặp, nhưng bạn cần theo dõi để có triệu chứng bất thường. Đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. 

Nên bôi thuốc gì khi bị kiến đốt?

Vết cắn từ côn trùng khiến da bạn bị sưng tấy đỏ, ngứa và đau rát vô cùng khó chịu. Bởi vậy bạn cần bôi thuốc để giảm những tình trạng này, nhưng có thuốc trị côn trùng cắn nào? Để biết hãy cùng Shynh House tham khảo những loại thuốc trị côn trùng cắn dưới đây nào! 

Thuốc trị kiến cắn phenergan

Một dòng sản phẩm thuốc của Pháp được sản xuất từ thương hiệu dược phẩm đứng đầu giới Sanofi. Loại thuốc này gồm có promethazine và phenergan cho tác dụng giảm ngứa tối đa từ côn trùng đốt. Tuy nhiên dòng thuốc này chỉ được sử dụng từ bé 2 tuổi trở lên.

Thuốc phenergan
Thuốc phenergan giúp chữa vết thương do kiến cắn

Điều trị côn trùng cắn với thuốc Muhi

Một trong những loại thuốc cho hiệu quả trị kiến cắn tốt mà phù hợp với mọi làn da. Muhi sản phẩm được đông đảo người dùng ưa chuộng thích hợp với cả làn da nhạy cảm nhất. Bởi thuốc có các thành phần lành tính giúp chữa vết thương do côn trùng cắn an toàn. 

Mentholatum Remos IB thuốc bôi côn trùng cắn

Loại thuốc này đến từ thương hiệu Nhật Bản được rất người tin dùng lựa chọn để trị kiến đốt. Bởi Mentholatum Remos IB chứa các chất kháng viêm, giảm triệu chứng ngứa, sưng nhanh chóng. Hơn nữa loại thuốc này còn giúp tái tạo da mới cho làn da phục hồi nhanh hơn. 

Thuốc Mentholatum Remos IB
Thuốc Mentholatum Remos IB giảm sưng cho vết thương

“Tiết lộ” các mẹo chữa kiến cắn an toàn hiệu quả dễ làm

Bên cạnh giải pháp điều trị kiến đốt sưng to bằng thuốc. Còn có rất nhiều mẹo chữa kiến đốt an toàn dễ làm tại nhà mà bạn không ngờ tới. Vậy đó là những cách nào, để biết bạn đừng bỏ qua phần tiếp theo. Shynh House đã cập nhật cho các bạn nhé! 

Sử dụng đá lạnh 

Đối với vết côn trùng cắn sưng đỏ bạn có thể dùng một viên đá lạnh chườm vào vết thương. Với độ lạnh cao của đá giúp gây tê và lấn át đi cảm giác đau ngứa tại vết cắn. Nhớ nên bọc đá vào chiếc khăn vải mềm, không nên chườm trực tiếp làm bỏng lạnh da. 

Dầu dừa cho tác dụng kháng viêm

Trong tinh dầu dừa có vô số các chất kháng viêm, bởi vậy khi bị kiến cắn bạn chỉ cần bôi lớp mỏng. Lên vị trí vết cắn sẽ nhanh khỏi và hồi phục làn da mới. Cách này được rất nhiều người áp dụng mang đến kết quả bất ngờ. 

Dùng dầu dừa
Dùng dầu dừa để giúp kháng viêm cho da

Lá lô hội trị kiến đốt 

Với tác dụng điều trị tại chỗ vị trí vết thương do kiến cắn giảm tình trạng sưng đau. Lô hội được ví như “vị cứu tinh” khi bị kiến đốt sưng phù. Chỉ với lát lô hội đắp lên vùng da tổn thương giúp giảm ngứa rát, dịu vết cắn nhanh chóng.  

Túi trà gừng giúp giảm sưng 

Nếu bạn có thói quen uống trà gừng, vậy đừng bỏ vứt túi lọc đi. Bởi chúng có tác dụng trị kiến cắn sưng tấy đỏ cực kỳ hiệu quả. Trong túi trà gừng có các hoạt chất kháng viêm nhờ đó các vết kiến cắn sưng được cải thiện. 

tổn thương da
Trị tổn thương da do côn trùng với trà gừng

Tham khảo: Cẩm nang chi tiết về bệnh vảy nến da mặt cùng cách chữa trị hiệu quả

Chữa côn trùng cắn bằng giấm táo 

Bạn lấy tăm bông nhúng ít giấm táo lên vết kiến đốt, cơn đau sẽ giảm tối ưu. Hơn nữa giấm táo còn giúp vết thương da côn trùng cắn nhanh lành hơn. Với khả năng chống viêm giúp làm dịu da, hạn chế viêm và ngứa cho da. Chưa hết các axit axetic trong giấm táo ngăn ngừa tình trạng da nhiễm trùng.  

Sữa mẹ trị kiến đốt cho bé an toàn 

Nếu chẳng may bé vài tháng bị kiến cắn, các mẹ hãy dùng sữa của mình để chữa cho con. Trong sữa mẹ chứa nhiều chất đề kháng cho tác dụng kháng viêm hiệu quả cao. Giúp vết thương giảm cơn đau và dịu nhanh chóng với vài phút sau khi bôi. 

Kem đánh răng chữa côn trùng đốt 

Trong kem đánh răng có tinh chất bạc hà nhờ đó vết thương được làm mát dịu. Hơn nữa các chất kháng viêm từ kem đánh răng cho tác dụng chống viêm và vi khuẩn xâm nhập. 

vết côn trùng đốt dịu mát
Kem đánh răng giúp vết côn trùng đốt dịu mát

Dầu gió giúp giảm ngứa khi kiến đốt 

Bị côn trùng cắn sưng đỏ, ngứa hãy bôi dầu gió xanh để giảm cơn ngứa, sưng và đau nhức. Với trẻ em nên bôi lượng nhỏ xung quanh vị trí vết kiến đốt. Đối với người lớn cũng nên bôi dầu gió xanh với lượng vừa phải để không gây bỏng da. Khi bôi tránh vị trí da tổn thương, chảy máu khiến đau rát hơn. 

Trị vết thương do kiến đốt với hành tỏi

Bạn dùng vài lát lát hành và tỏi đắp vào vết cắn cho côn trùng gây da. Bởi trong tỏi và hành chứa các chất chống viêm rất tốt. Khi đắp vào sẽ giúp vết thương được sát trùng không lo bị nhiễm trùng da. 

Hành và tỏi sát trùng
Hành và tỏi sát trùng vết da bị cắn sạch sẽ

Sử dụng muối để làm lành vết thương 

Khi bị kiến đốt sưng to hãy dùng muối để giúp vết thương không bị nhiễm trùng. Và vị trí vết kiến đốt nhanh hồi phục hơn, bởi muối có khả năng kháng khuẩn cực kỳ cao. 

Mật ong giúp chữa lành vết thương 

Mật ong một trong những vị thuốc được người xưa tin dùng. Bởi với tính năng kháng viêm, làm lành vết thương vô cùng diệu kỳ. Mật ong giúp làm dịu vết da bị kiến cắn. Chỉ cần bạn dùng tăm bông lấy ít mật ong thấm vào vùng da sưng tấy. Thực hiện nhiều lần đền khi cảm thấy vết thương thuyên giảm sưng đau.  

Cách làm lành vết thương
Cách làm lành vết thương do côn trùng cắn với mật ong

Chữa vết cắn phồng rộp bằng baking soda

Bạn lo lắng không biết chữa vết kiến đốt bằng nguyên liệu gì, thì baking soda là giải pháp tối ưu. Luôn sẵn trong nhà bếp của bạn với các chất giúp kháng viêm trị phồng rộp do côn trùng cắn. Bạn pha một ít baking soda với nước rồi đắp lên vùng da khoảng 15 phút rửa sạch lại. 

Cách phòng chống con trùng xâm nhập vào nhà 

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, chính vì vậy để bảo vệ chính mình và gia đình. Nhất là các con nhỏ, bạn hãy thực hiện các lưu ý sau để ngăn côn trùng vào nhà nhé!

  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ môi trường sống không cho côn trùng có cơ hội trú ẩn.
  • Dùng lưới chắn côn trùng, kiến hay muỗi,…
  • Ở những nơi cây cối um tùm tránh mở cửa sổ nhiều.
  • Không đứng dưới bóng đèn sáng nơi công cộng, kiến ba khoang hay xuất hiện. 
  • Khi mặc quần áo cần dũ mạnh tay, kể cả khăn, mũ hay nón,…
  • Đi ngủ nhớ mắc màn để không bị kiến cắn.
  • Nên trồng một số loại cây có tác dụng đuổi côn trùng.
  • Dùng loại thuốc xịt kiến, muỗi, nhưng chú ý tránh nơi có bé nhỏ. 
phòng chống côn trùng cắn
Cách phòng chống côn trùng cắn

Với những chia sẻ chi tiết về mọi thông tin về kiến cắn trong phần nội dung trên. Bạn đã biết nên làm gì để chữa trị kiến đốt và các cách phòng chống côn trùng rồi chứ! Nhớ cập nhật và lưu lại để bảo vệ mình và người thân khi bị kiến đốt nha! Nếu bạn có bất kỳ băn khoăn thắc mắc gì, hãy đến với Shynh House để được giải đáp nhé!

Từ Khóa

phone - Shynh Premium
1900989800
phone - Shynh Premium
Chat Ngay
thông tin đặt lịch

Cám ơn bạn đã đặt lịch,
Shynh House sẽ liên hệ hỗ trợ bạn ngay!

đăng ký nhận tư vấn miễn phí

Cám ơn bạn đã đặt lịch,
Shynh House sẽ liên hệ hỗ trợ bạn ngay!

MOBILE APP QR CODE
phiên bản android phiên bản android
phiên bản ios phiên bản ios
Thông Báo

Cám ơn bạn đăng ký,
Shynh House sẽ liên hệ hỗ trợ bạn ngay!

Thông Báo

Đã xảy ra sự cố
vui lòng thử lại!

Shynhhouse Trở Lại

Cám ơn bạn đã đăng ký nhận ưu đãi,
Shynh House sẽ liên hệ hỗ trợ bạn ngay!