Home » Bí quyết làm đẹp »
Những cách trị mụn hạt cơm đơn giản ngay tại nhà
Những hạt mụn như hạt cơm mọc lên trên cơ thể khiến bạn lo lắng? Liệu chúng có nguy hiểm đến sức khỏe hay không? Làm thế nào để đánh bay những mụn cơm đó trên cơ thể? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra cách trị mụn cơm hiệu quả, nhanh chóng, đơn giản ngay tại nhà.
Mụn cơm là gì?
Mụn cơm hay còn được gọi là mụn hạt cơm, mụn hạt gạo hoặc mụn cóc. Đây là loại mụn do vi rút HPV gây ra.
Mụn cơm này là bệnh ngoài da, mọc bất kỳ nơi đâu trên cơ thể con người. Có thể thấy mụn hạt cơm ở chân, ở tay hoặc mụn cóc ở niêm mạc, cơ quan sinh dục, cả ở vùng hậu môn…
Những biểu hiện của bệnh mụn cóc
Mụn cơm có rất nhiều biểu hiện khác nhau. Nhưng chung quy có 4 biểu hiện cơ bản được tổng hợp dưới đây:
- Thứ nhất mụn cóc bàn chân
Đây được xem là dạng cơ bản và phổ biến nhất. Hình dáng của nó có một lớp sừng hình tròn sùi lên khỏi bề mặt da chân.
Bình thường thì mụn cóc bàn chân không đau. Nhưng nếu vận động, đụng chạm nào nó thì sẽ gây cảm giác đau đớn. Nhất là khi vận động mạnh, chạy thì đau nhức nổi lên.
Dạng này còn có tên là Myrmecia. Nó do HPV types 1 gây nên, do mao mạch bị tắc hoặc bị bí bởi bụi mà xuất hiện.
- Thứ hai là mụn hạt cơm thường
Nếu mụn cơm bàn chân do virus HPV types 1 gây ra thì loại này lại do virus HPV types 2 gây nên. Hình dạng của hạt mụn này là hình bán cầu hoặc hình dẹt. Nó có đường kính từ 1 -2 cm hoặc nhỏ hơn thì vài mm.
Ở trung tâm cục mụn cơm thường này có thể lõm xuống. Nhưng gai của nó thì tăng lên.
Dạng mụn này tập trung chủ yếu ở mu bàn tay, ở các ngón tay. Cũng có khi nó xuất hiện ở lòng bàn tay nhưng hiếm.
- Thứ ba là mụn cóc filiformes
Loại mụn cóc filiformes này xuất hiện ở các hốc tự nhiên như bán niêm mạc. Hoặc nó có thể xuất hiện ở cổ, vùng mọc râu.
Loại filiformes cũng có khả năng xuất hiện ở tay. Đây là do virus HPV 2 và HPV 1 (13%) gây ra. Trường hợp nữa là sự kết hợp giữa HPV 4 hoặc HPV 7. Nhưng trường hợp này lại hiếm.
- Thứ tư là mụn cơm dạng phẳng
Dạng phẳng này là do HPV types 3, 10 gây ra. Nó có màu vàng hoặc màu vàng nhạt. Bề mặt không hề gồ ghề, nhô lên, lõm xuống như các loại khác mà bóng, mảnh và nhỏ.
Nó không xuất hiện đơn lẻ mà thường tập trung thành từng dải sần nhỏ nhỏ nổi lên. Thường thì loại phẳng này sẽ gây ngứa, khó chịu vùng da bị nổi sần.
Vị trí xuất hiện của nó sẽ thường ở những vùng như mu bàn tay, ở các ngón tay, kẽ tay, cánh tay. Ngoài ra, trên chân, đầu gối, cẳng cũng xuất hiện.
Có thể bạn quan tâm: Top 15 cách dưỡng da bằng dầu dừa cực hiệu quả
Những câu hỏi xoay quanh mụn cơm được nhiều người thắc mắc.
Mụn cơm hay mụn cóc là loại mụn khá nhiều người mắc phải. Nó khiến người ta mất tự tin, thậm chí còn gây khó chịu, ngứa ngáy.
Chính vì vậy có rất nhiều người quan tâm đến loại mụn cóc này. Và để hiểu rõ hơn về mụn cơm thì cùng theo dõi những câu trả lời về nó dưới đây:
1. Đối tượng nào thường hay mắc bệnh mụn cơm?
Mụn cơm mụn cóc xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, mọi lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp đều có thể mắc phải. Nhưng những đối tượng dưới đây thường được virus HPV ghé đến:
- Trẻ em
Đây là lứa tuổi thường rất hay mắc bệnh mụn cóc. Do đó có rất nhiều câu chuyện được dân gian truyền là: sờ vào cậu ông trời nên xuất hiện mụn cóc.
Nguyên nhân là do những đứa trẻ thì hay hiếu động, dễ trầy xước chân tay, tổn thương cơ thể. Hơn nữa chúng hay chơi đất, đi chân không, hay cắn móng tay, móng chân. Nên cơ hội thâm nhập vào các vết thương của virus HPV cao hơn người lớn.
- Phụ nữ làm móng tay
Việc cắt khóe móng tay, móng chân tưởng là vệ sinh sạch sẽ. Nhưng chính những khóe này là cơ hội để virus HPV xâm nhập tạo thành mụn cóc xấu xí.
- Những người bị suy giảm miễn dịch như bị HIV/AIDS
2. Bệnh mụn cóc có lây nhiễm không?
Vì những cục mụn không chỉ xuất hiện trên tay, chân. Mụn cơm mọc ở cổ, mụn cơm ở mặt khiến hạ cấp nhan sắc. Điều này làm nhiều người cực kỳ lo lắng về khả năng lây nhiễm của nó.
Nhưng chỉ những người bị thương, khi dịch tiết của mụn cóc tiết ra truyền qua vết thương mới làm mụn lây lan. Nghĩa là trên cơ thể một người, nếu bạn để dịch tiết mụn cóc dính vào vết thương ở một vùng khác nó sẽ lây sang vùng đó. Cũng tương tự đối với một cá thể khác cũng như thế.
Do đó, có nhiều hiện tượng, ban đầu cục mụn chỉ ở bàn chân, hoặc trên tay. Bỗng nhiên một ngày nó xuất hiện ở cổ hoặc mụn cơm trên mặt, ở trán, ở mũi, vành tai…
Bên cạnh đó, còn một con đường lây nhiễm khác của mụn cóc là thông qua đường tình dục. Qua đường tình dục, virus HPV sẽ truyền từ cơ thể người này sang người khác gây mụn.
3. Nguyên nhân nào gây ra mụn cơm, mụn cóc?
Các đốt mụn cóc, mụn cơm khô hay hạt cơm phẳng xuất hiện trên tay, trên chân, trên mặt đều có nguyên do của nó.
Nguyên nhân ban đầu cũng đã giới thiệu là do virus Papilloma ở người (HPV). Nó là một chủng virus rất phổ biến trên thế giới hiện nay với 150 loại khác nhau. Song chỉ có một vài loại gây ra mụn cơm.
Nhìn chung thì loại mụn này không gây hại gì đến sức khỏe. Tuy nhiên về giá trị thẩm mỹ thì nó làm mài mòn nhan sắc, khiến nhiều người mất tự tin. Bên cạnh đó, một số dạng mụn cóc còn gây ngứa ngáy, khó chịu.
Chính vì vậy đi tìm cách chữa mụn cơm được rất nhiều người quan tâm. Vậy làm sao có thể chữa trị được mụn hạt cơm đơn giản, dễ dàng tại nhà
Những cách chữa mụn hạt cơm tại nhà ai cùng nên bỏ túi
Tìm hiểu về cách chữa mụn hạt cơm phẳng hay bất cứ loại mụn cơm nào cũng có thể tham khảo những cách dưới đây:
1. Vitamin E hoặc vitamin C
Muốn lấy lại nhan sắc khỏi những cục mụn cơm thì một phương pháp không thể bỏ qua đó chính là dùng vitamin E hoặc C. Những dưỡng chất có trong các loại vitamin này có thể miễn dịch được với mụn cơm.
Chỉ với một viên vitamin E hoặc C là bạn đã có thể xóa tan nỗi lo mụn cơm, mụn cóc. Nếu vitamin E thì bạn chỉ cần chọc thủng lớp vỏ bên ngoài là đã có thể sử dụng được.
Còn với vitamin C thì bạn nên nghiền nát nó ra rồi trộn cùng với nước thành hỗn hợp đặc sệt. Sau đó mới thoa lên vùng da hiện mụn cóc.
2. Dầu cây trà
Dầu của cây trà được biết đến với khả năng kháng viêm, chống nhiễm khuẩn, diệt virus cực cao. Đồng thời nó còn dùng đặc trị các bệnh ngoài da. Có thể kể đến như mụn trứng cá, vết nhiễm trùng, những vết chai sần hay cả mụn cóc đều lo ngại nó.
Bạn chỉ cần dùng dầu cây tràm thoa lên vùng hiện mụn có. Bên cạnh đó có thể kết hợp dầu cây trà với một số loại dầu thực vật khác. Chẳng hạn như dầu dừa hay dầu hạnh nhân.
Như thế sẽ giúp những nốt mụn cơm xấu xí tan biến. Trong tầm 2 đến 3 lần trên ngày thoa thì sẽ thấy hiệu nghiệm rõ rệt.
3. Dứa
Trị mụn cóc ở chân, ở tay đều có thể sử dụng loại nguyên liệu này. Theo nghiên cứu khoa học thì trong dứa tươi có chứa thành phần bromelain, một hỗn hợp enzyme giúp tiêu thụ protein.
Chính vì thành phần này sẽ giúp hòa tan được protein trong HPV. Từ đó khiến HPV khiếp sợ và rút lui khỏi cơ thể, làn da của bạn.
Với dứa tươi thì bạn chỉ cần ngâm chỗ mụn cóc vào nước ép dứa tươi tầm 5 phút là mỗi ngày. Như thế mụn cóc sẽ nhanh chóng tan biến ngay tại nhà mà không cần dùng thuốc trị mụn cơm phẳng.
4. Giấm táo
Giấm táo có lẽ là một loại nguyên liệu ít ai dùng tới. Tuy nhiên công dụng đối với việc trị mụn cóc của nó thì khỏi bàn cãi.
Bởi trong giấm táo thô có chứa thành phần chống viêm, kháng khuẩn tựa như axit salicylic. Chính bởi lẽ đó, giấm táo thường được dùng để trị các loại nấm da, viêm da và ngay cả mụn cóc do virus HPV gây ra.
Giấm táo được pha loãng với nước theo tỷ lệ 2:1 rồi thoa lên da. Chờ đợi trong 3 đến 4 tiếng đồng hồ để xóa tan mụn cóc.
5. Vỏ chuối
Bạn thường ăn chuối xong thì bỏ vỏ. Hãy giữ lại chiếc vỏ chuối để thấy được công dụng thần kỳ của nó trong việc trị mụn cóc, trị đốt mụn cóc bị nhiễm trùng.
Trong vỏ chuối có chứa rất nhiều khoáng chất, đặc biệt là kali. Các loại khoáng chất này có khả năng chống lại các loại mụn, trong đó có cả mụn cóc.
Do đó, khi ăn xong chuối, hãy dùng vỏ của nó chà xát lên nốt mụn cơm. Thực hiện 2 đến 3 lần/ ngày để mụn cóc tan biến.
6. Tỏi
Trong tỏi có một hoạt chất tên là Allicin. Thành phần này có khả năng kháng khuẩn cực cao. Do đó mà đối mặt với Allicin trong tỏi, virus HPV phải khiếp sợ.
Do vậy nhiều người đã dùng tỏi để thoa lên vùng mụn cóc. Cụ thể thì họ sẽ nghiền nát nó ra rồi lấy phần nước cốt. Áp dụng mỗi ngày 2 – 3 lần, tầm 3 – 4 tuần thì bạn sẽ thấy công dụng của nó.
7. Lá tía tô
Lá tía tô là một trong những phương pháp trị mụn cơm được nhiều người áp dụng nhất. Bạn chỉ cần làm sạch vùng mụn cóc xuất hiện.
Sau đó thì rửa sạch lá tía tô, giã nát, nghiền nát nó. Tiếp đến đắp lá vào chỗ bị mụn cóc. Cố định lá tía tô trên cục mụn bằng vải, băng…
Nên đắp lá vào buổi tối. Cách này thường áp dụng cho mụn cóc ở chân, ở tay.
8. Quả sung
Theo Y học Đông Y thì quả sung có tính mát, bình, hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa, đại tràng. Bên cạnh đó nó còn dùng để trị các loại mụn, kể cả mụn cóc. Bởi nó có chất chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng viêm.
Mụn cóc khi tiếp xúc với sung không chỉ xẹp nhanh chóng. Mà nó còn nói không với sự trở lại, tái phát.
Phương pháp chọn lựa sung là những quả nhiều ngựa, sức sống căng tràn. Nhựa sung chính là nói có nhiều dưỡng chất trị mụn cóc. Do đó thoa phần nhựa chảy từ quả sung lên vùng bị mụn.
Chờ đợi trong vòng 20 – 30 phút thì rửa sạch nhựa khô. Dùng liên tiếp mỗi ngày 2 – 3 lần để thấy được hiệu quả của nó.
9. Nha đam
Nhắc đến loài thực vật này thì nhiều người phải bái phục vì công dụng thần thánh của nó. Có thể thấy rằng nha đam không chỉ trị mụn, trị nám, trị tàn nhang, đánh bay viêm các loại mà còn xóa sổ cả mụn cơm.
Dùng gel nha đam đắp lên chỗ mụn cóc rồi chờ đợi vài phút. Những dưỡng chất có trong gel sẽ khiến vi khuẩn HPV chùn bước và làm tan biến mụn cơm.
10. Nhang hương
Theo các phương pháp dân gian truyền lại thì dùng hương có thể đánh bay mụn cóc chai cứng. Loại bỏ đi phần cứng trên đầu mụn cóc. Sau đó thì lấy hương đã tắt lửa còn tàn đỏ hơ nóng lên chỗ mụn kia.
Cách thức trị mụn cóc bằng nhang này đã được rất nhiều người áp dụng. Hiệu quả thì nhanh mà khá đau đớn.
11. Đu đủ xanh
Nhựa của đu đủ xanh chính là nguyên liệu trị mụn cóc thần thánh. Bạn chỉ cần cắt quả đu đủ xanh ra rồi thoa phần nhựa sống chảy từ đủ đủ lên phần mụn cóc.
Những chất enzym có trong nhựa sẽ tiêu diệt các virus HPV. Mỗi ngày 2 lần sáng tối thì các virus sẽ bị tiêu diệt hết.
12. Trà xanh
Tinh chất trà xanh không chỉ trị các loại mụn, chữa viêm da nhờ tính kháng viêm, chống khuẩn của nó. Mà tinh chất trà xanh còn đánh bay mụn cơm nếu một ngày bạn bôi từ 2 – 3 lần.
Nên đọc: Mách bạn 12 cách trị mụn thịt an toàn và hiệu quả
Những lưu ý khi trị mụn cóc tại nhà
Trị mụn cóc tại nhà tuy đơn giản, nguyên liệu dễ kiếm, dễ thực hiện. Nhưng không được bỏ qua những lưu ý sau:
- Thứ nhất là phải đảm bảo da của bạn không bị dị ứng với những nguyên liệu điều trị mụn cóc tại nhà đó.
- Thứ hai là không dùng chung các đồ dùng cá nhân với người khác. Chẳng hạn như chăn, khăn, bàn chải, quần áo trong… Vì khả năng lây bệnh là rất cao.
- Thứ ba là tuyệt đối không dùng tay để gãi, để cậy mụn cơm. Vì nó không khiến mụn cơm tan biến mà còn lây lan sang các vùng khác.
- Thứ tư là hạn chế đến những nơi công cộng để tắm như hồ bơi chung, suối nước nóng công cộng.
- Thứ năm là ăn uống đảm bảo dinh dưỡng để tăng sức đề kháng. Nhất là các loại vitamin, khoáng chất để hạn chế sự xâm nhập của virus HPV.
- Thứ sáu là nếu mụn cơm không thể chữa trị hết. Còn xuất hiện các dấu hiệu như chảy máu, đau đớn, khó chịu và lây nhanh sang vùng khác. Thì cần đến các bệnh viên, cơ sở da liễu khám chữa.
Điều trị mụn hạt cơm bằng phương pháp hiện đại, công nghệ cao
Các phương pháp điều trị mụn cóc tại nhà nêu trên có ưu điểm là ít tốn kém, chủ động về mặt thời gian. Tuy nhiên đòi hỏi sự kiên nhẫn. Nếu bạn muốn xóa tan mụn cóc nhanh chóng thì nên áp dụng các biện pháp hiện đại hơn.
1. Dùng thuốc
Nhắc đến các loại thuốc dùng để trị mụn cơm thì không thể bỏ qua 3 cái tên sau đây:
- Retinoids là một loại thuốc làm gián đoạn sự tăng trưởng của mụn cóc. Loại thuốc này có loại uống, có loại bôi. Nếu dùng thuốc bôi hạt cơm Retinoids thì phải chống nắng vùng này.
- Cantharidin cũng là một thuốc trị mụn cơm hiệu quả. Nó có chứa chất được chiết xuất từ bọ ban miêu được phối hợp với một số hóa chất khác. Đầu tiên khi dùng thuốc thì sẽ làm cho da phồng rộp lên. Sau đó những hạt mụn cơm mới nhổ bật ra khỏi da.
- Aspirin có chứa axit salicylic. Đây là thành phần trị mụn các loại kể cả mụn cóc. Do đó khi bạn nghiền nát một viên aspirin rồi trộn với nước thoa lên mụn cơm. Là bạn đã có thể đánh bay đi nỗi lo mụn cóc.
2. Áp lạnh
Đây là một liệu pháp phun nitơ lỏng vào những hạt mụn cơm. Hơi lạnh đó sẽ tạo thành những nốt phỏng quanh cục mụn. Rồi sau đó thì mô chết sẽ bong ra trong vòng khoảng 1 tuần, mụn có biến mất.
3. Vi phẫu
Phương pháp này thì mụn cơm được cắt nhanh chóng bằng dao điện. Ưu điểm chính là sự nhanh gọn lẹ nhưng nhược điểm rất lớn chính là để lại sẹo.
4. Phẫu thuật laser
Trị mụn cóc ở bệnh viện nào thì dùng phương pháp phẫu thuật laser này? Hầu hết các bệnh viện da liễu lớn hiện nay đều áp dụng phương pháp này.
Tuy phẫu thuật bằng laser có tốn kém nhưng lại rút ngắn thời gian. Đồng thời hạn chế để lại sẹo. Đặc biệt những loại mụn cơm đã quá khó chữa thì chỉ phương pháp này mới giải quyết được.
Trên đây là những thông tin liên quan đến mụn hạt cơm và cách chữa trị nó. Hy vọng qua bài viết bạn đã có thể chọn được cho mình biện pháp trị mụn cơm phù hợp nhất cho mình.